Suy niệm - Sống lời Chúa
Hiệp nhất – dấu chỉ của thời đại
20-01-2017 3:14 pm
Tin mừng hôm nay trình bày Chúa bắt đầu sứ vụ khi Người nhận ra dấu chỉ của thời đại. Dấu chỉ đó là Gioan bị bắt (Mt 4:12-13). Chúa Giêsu không chờ đợi một dấu chỉ kỳ lạ xuất phát từ trên cao nhưng nhìn vào sự việc đang xảy ra chung quanh để tìm hiểu ý định mà Chúa Cha muốn nói với Người. Khi nghe Gioan bị bắt, Chúa hiểu rằng con đường mà Gioan đã dọn sẵn đang cần một nhà lãnh đạo mới.

Nhà lãnh đạo này được tiên tri Isaia loan báo: “tại Galille các dân tộc, dân chúng đi trong tối tăm đã thấy một ánh sáng vĩ đại” (Is 9:1-2). Ánh Sáng này chính là Chúa Giêsu. Thánh Mathêu dùng điều này như là mốc điểm kết thúc sứ mạng của Gioan và khởi đầu sứ mạng của Chúa Giêsu, một sự chuyển tiếp giữa Cựu ước và Tân ước mà tiên tri Isaiah đã loan báo trước đó 750 năm: Dân ngồi trong bóng tối tăm đã nhìn thấy ánh sáng huy hoàng (Mt 4:16).

BÆ°á»›c Ä‘i trong ánh sáng có nghÄ©a là hiệp nhất trong Chúa Kitô. Thánh Phaolô, qua bài đọc hai, kêu gọi tín hữu Corintô hãy từ bỏ đầu óc bè phái để Ä‘oàn kết trong má»™t thần khí và cùng má»™t tâm linh (1 Cor. 1:10). Ngài nhấn mạnh rằng Há»™i Thánh Chúa Kitô không phải là Há»™i thánh bị chia rẽ, bởi vì tất cả đều thuá»™c về Ðức Kitô, mà Ðức Kitô không thể bị chia năm xẻ bảy (1 Cor 1:13-16).  Và thật chua xót, Ngài hỏi rằng: “Chúa Kitô đã bị phân chia rồi sao?”.

Chúa Giêsu, qua Tin mừng, mời gọi một tâm hồn hiệp nhất. Môn đệ của Chúa không thể vừa theo Chúa vừa tiếp tục sống trong tội lỗi do đó Người kêu gọi “Hãy hối cải vì nước trời đã gần đến” (Mt 4:17. Sứ điệp này là lời công khai nhìn nhận Người chính là Đấng khai mạc Vương Quốc mà Gioan đã giới thiệu. Điều kiện để tham dự vào vương quốc này không thuộc độc quyền của một nhóm nào nhưng thuộc về những ai sống trong mối liên hệ yêu thương với Thiên Chúa trong một môi trường nơi mà các giá trị của sự thật, bác ái, thương xót, công bằng, tự do là nền tảng; của những ai kết hiệp với Chúa qua mầu nhiệm thánhp giá. Những ai cho rằng mình là Kitô hữu mà không vác thánh giá là tự lừa dối với chính mình. Thánh giá là điều không thể thiếu trong cuộc sống Kitô hữu. Bởi vì đó vừa là dấu hiệu của đau khổ vừa là dấu chỉ của hy vọng. Là Kitô hữu không nhất thiết chúng ta ít bị đau khổ hơn người khác. Điều khác là đau khổ sẽ có ý nghĩa đặc biệt đối với Kitô hữu khi chúng ta biết kết hiệp sự đau khổ đó trong Chúa Kitô để ý nghĩa của “thập giá không trở nên vô nghĩa” (1 Cor 1:17).

Với Thánh giá Chúa Kitô, chúng ta không chỉ nhìn thấy ý nghĩa về việc làm của Chúa nhưng còn nhận ra cách Chúa làm. Với con mắt xác thịt chúng ta chỉ nhìn thấy một người đau khổ nhưng với con mắt đức tin chúng ta sẽ nhìn thấy Chúa Giêsu trong người đau khổ đó. Xin Chúa cho chúng ta sự khôn ngoan để đọc được “dấu chỉ” để qua đó có đủ can đảm bắt đầu công việc. Và rằng dấu chỉ mà Chúa muốn chúng ta nhìn thấy không phải là những dấu hiệu đặc biệt nhưng rất bình thường xảy ra trong cuộc sống.

Lm FX Nguyễn Văn Tuyết
Untitled Document