Suy niệm - Sống lời Chúa
LỄ CHÚA THĂNG THIÊN
26-05-2017 3:39 pm
Sau khi mãn tù, một người Nga kể chuyện như sau:
Lúc ấy dáng vẻ bên ngoài của tôi xấu xí đến độ không ai muốn lại gần. Trong thời gian lao động cải tạo, thay vì làm chung với các trại viên khác, tôi tự giam mình dưới hầm... Tình cờ một tai nạn xảy ra, khiến tôi bị gù lưng. Một ngày kia, có một cậu bé nhìn tôi thật lâu, rồi hỏi cách ngây thơ: “Chú ơi, chú mang cái gì trên lưng thế?”

Tôi nghĩ rằng cậu bé chế nhạo tôi, dù vậy tôi bình thản trả lời: “Cục bướu đấy cháu ạ!” Tôi chờ đợi cậu bé tiếp tục trò chơi của nó... Nhưng không, nó nhìn tôi một cách trìu mến và nói: “Không phải thế đâu chú ạ. Không phải chú có cục bướu đâu. Chú đang mang trên lưng một cái hộp đó. Trong cái hộp, có đôi cánh của Thiên Thần... Rồi một ngày nào đó, cái hộp mở ra và chú sẽ bay lên trời với đôi cánh đó”. Ý nghĩ ngộ nghĩnh của cậu bé đã làm tôi sung sướng đến khóc thành tiếng. Lễ Chúa Lên Trời hôm nay cũng đang mời gọi chúng ta mặc lấy một cái nhìn mới thánh thiêng, hy vọng và tươi vui về cuộc đời như câu bé trên đây, bởi lẽ:

1. “Chúa được cất lên…”
Đó là hình ảnh được ghi lại trong sách Tông đồ Công Vụ. Biến cố này mang nhiều ý nghĩa quan trọng:
- Biến cố lên trời được mô tả trong sách Công Vụ hôm nay nhằm nhấn mạnh việc Chúa Giêsu được tôn vinh. Thật vậy, từ nơi Chúa Cha, Chúa Giêsu đã xuống nhập thể, mang trọn phận người nhỏ bé, khổ đau, đã chết và sống lại để cứu độ chúng ta. Khi hoàn tất sứ mạng, Chúa Giêsu trở lại vinh quang ngàn đời của Thiên Chúa Cha, như thư gửi tín hữu Ephêsô trình bày.
- Biến cố Lên Trời cũng nói lên việc Chúa chấm dứt sự hiện diện hữu hình tại thế, để bước sang sự hiện diện mới giữa lòng Giáo Hội và nhân loại. Biến cố lên trời cũng mở ra một bước mới trong việc rao giảng Tin Mừng. Khi tại thế, việc loan báo Tin Mừng chủ yếu là việc của Chúa, nhưng từ nay, đó là sứ mạng của toàn thể Giáo Hội.
Vì thế, chúng ta mới hiểu tại sao lệnh truyền rao giảng Tin Mừng lại gắn liền với việc tôn vinh Chúa Giêsu hôm nay. Ngài được tôn vinh không để chấm dứt mọi hoạt động trần thế, mà là để hiện diện cách sâu thẳm và quyền năng hơn với Giáo Hội, với mọi kẻ tin yêu ra đi thực hiện lệnh truyền của Ngài: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.
- Cuối cùng, không chỉ thần tính, mà cả thân xác tại thế hôm nào của Chúa Giêsu cũng được vinh thăng. Điều ấy mở ra một tương lai tươi đẹp cho những ai tuyên xưng Ngài là Chúa, là Đấng cứu độ.

2. “Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời?”
Đó cũng là điều mà Thiên thần muốn nhắn nhủ chúng ta lúc này, bởi vì con đường lên trời phải bắt đầu từ cuộc sống tại thế hôm nay. Đoạn Tin Mừng vừa nghe gợi cho chúng ta những bước xây dựng con đường về trời:
- “Các ông thờ lạy Ngài “ cũng phải là tâm tình của chúng ta. Đó là lấy Chúa làm trung tâm, làm chủ tể của đời chúng ta. Chúa là Đấng duy nhất đáng chúng ta yêu mến và tôn thờ.
- “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân”. Đó là sứ mạng của chúng ta. Cách tốt nhất để làm chứng cho Đấng phục sinh chính là cách sống hằng ngày của chúng ta. Một cuộc sống lương thiện, trung thành với những giá trị Tin Mừng. Một cuộc sống hòa thuận nơi gia đình và tỏa rạng yêu thương với mọi người. Một cuộc sống tràn đầy bình an và hy vọng dù giữa thử thách, khổ đau. Một cuộc sống cắm sâu lòng tin vào quyền năng và tình yêu vô hạn của Chúa. Đó là lời chứng về Chúa cách thuyết phục nhất vậy!
Chính những ná»— lá»±c yêu thÆ°Æ¡ng của chúng ta Ä‘ang làm cho Chúa hiện diện sống Ä‘á»™ng hÆ¡n giữa nhân loại, Ä‘ang vun đắp con đường nối trần thế vá»›i Trời cao, Ä‘ang làm cho thế giá»›i hôm nay thành bản phác thảo của NÆ°á»›c Trời. Amen. 

LM Antôn Trần Bạch Hổ, SVD.
Untitled Document