KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Ngày 31.07 Kính Thánh Ignatiô Loyola, sáng lập Dòng Tên.
Ngài ở Paris 7 năm, nơi đây ngài tụ họp được 6 môn sinh đầu tiên. Vào ngày Lễ Mông Triệu năm 1534, 7 anh em đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch, tại Đền thờ Thánh Denis tại Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn ngoại giáo.

Don Inigo Lopez de Recalde sinh khoảng năm 1481 tại miền đồi núi Basque gần làng Azpeytia. Ngài là con út trong số 11 người con của một gia đình quý tộc. Được rửa tội với tên Inigo, một vị thánh Tây Ban Nha dòng Thánh Bênêđictô, nhưng sau này ngài thường dùng tên Ignatiô thành Antiokia. Hồi còn niên thiếu, người giúp việc cho một người bạn quý tộc của một gia đình là Giuan Velasquez. Sau khi Velasquez từ trần, ngài lại phục vụ bá tước Najera, phó vương miền Navarre. Ngài được giáo dục một cách hời hợt. Thời đó, ngài chỉ ham chơi, thích những chuyện hào hùng, nhất là những ngày lễ duyệt binh.

Trong cuộc chiến Pháp - Tây Ban Nha tháng 5-1521, quân đội Pháp đã vượt núi Pyrênê và tới phong toả Pampeluna. Nhiều người đã tính chuyện đầu hàng, nhưng Ignatiô quyết cầm cự. Trong cơn bão tố tại pháo đài Ignatiô bị trúng đạn pháo ở đùi, ngài được chuyển về lâu đài ỏ Loyola. Nơi đây, người ta khám phá ra rằng xương đùi đã bị xếp trật, phải mổ ra và sắp xếp lại. Ngài đã can đảm chịu đựng cơn đau.

Thời gian dưỡng bệnh lâu dài tiếp theo sau đó, không có sách vở gì khác, Ignatiô dùng thời gian để đọc hạnh các thánh. Gương mẫu đời sống các thánh làm mủi lòng Ignatiô. Ngài nói: Tôi có phải thực hiện điều mà Thánh Phaxicô và Dominico đã làm chăng?

Năm 1522, sau khi bình phục, ngài đi hành hương kính Đức Bà Montserrat. Nơi đây, ngài đã thực hiện cuộc xưng tội trong 3 ngày, trao tặng đồ hiệp sĩ cho một kẻ ăn xin, đặt gươm trên bàn thờ Đức Mẹ và tới thành Manresa kế cận để phục vụ trong một nhà thương. Đã một thời Ngài bị nguy hiểm rơi vào một cuộc khổ hạnh quá độ. Ngài đã thoát hiểm nhờ sự vâng phục hoàn toàn đối với Cha giải tội. Chính tại Manresa, ngài được Thiên Chúa soi sáng, sự soi sáng hướng dẫn trọn những ngày còn lại của cuộc đời ngài. Ngài viết cuốn linh thao, trong đó vạch ra những nguyên tắc mà một người Công giáo phải theo để “điều khiển đời sống mình” một đời sống nhằm ca tụng Chúa, tôn kính và phụng sự ngài, để được cứu rỗi. Ngài phác hoạ một giáo thuyết của mình về “sự chọn lựa” và đòi hỏi để làm mọi sự để “vinh danh Chúa” (Ad Majorem dei gloriam).

Thánh nhân ở lại Manresa khoảng 1 năm và từ đó hành hương đi Palestina, trên đường đi có dừng lại ở Rôma. Sau khi đã kính viếng các nơi thánh ở Palestina, ngài trở về Barcelona. Nơi đây, dầu đã 30 tuổi, ngài vẫn đến trường, ngồi chung ghế với các em nhỏ, để sữa chữa lại kẽ hở trong việc học hành, cho tới khi ngài có thể dự lớp tại Đại học Alcala và Salamanca. Tại cả hai nơi này, đã ngài bị truy tố ra toà án tôn giáo và bị tống giam ít ngày. Nhưng cuối cùng giáo thuyết của ngài đã thắng.

Năm 1528, ngài bỏ Salamanca đi Paris và Sorbonne. Ngài ở Paris 7 năm, nơi đây ngài tụ họp được 6 môn sinh đầu tiên. Vào ngày Lễ Mông Triệu năm 1534, 7 anh em đã long trọng hiến thân phụng sự Thiên Chúa, khấn giữ đức nghèo khó và trong sạch, tại Đền thờ Thánh Denis tại Montmartre. Lúc đó, họ dự định đi Giêrusalem và hiến thân cho việc cứu rỗi các linh hồn trong các miền còn ngoại giáo.

Ignatiô trở về Tây Ban Nha. Năm 1535, tu hội đã lên tới 10 người. Họ gặp nhau ở Venitia, định cùng đáp tàu đi hành hương thánh địa. Nhưng tình hình miền Đông Địa Trung Hải không cho phép. Bù lại một số đi Rôma, để Ignatiô tại Venitia. Đức Giáo hoàng Phaolô III ưu ái tiếp họ. Trở lại Ventia, họ mang theo phép của Đức Giáo Hoàng cho Ignatiô và 6 anh em được thụ phong linh mục.

Một năm sau, thấy rằng không thể tới thánh địa được, Ignatiô kết luận rằng ý Chúa không muốn cuộc hành hương này. Thay vào đó, ngài đặt tu hội dưới danh hiệu “Dòng Chúa Giêsu” dưới quyền của Toà Thánh. Họ đi Rôma và Ignatiô dâng thánh lễ đầu tiên ở đầu vào dịp lễ Giáng Sinh năm 1538 tại Đền thờ Đức Bà Cả, ngài soạn thảo hiến pháp của dòng mới và đến trình diện Đức Giáo hoàng Phaolô III. Đức Giáo Hoàng đã phát biểu khi gặp họ: Đây là bàn tay Thiên Chúa.

Và trong Sắc lệnh Regimini Militantis Ecclesioe, ban hành tháng 9-1540, ngài đã chính thức công nhận hội dòng. Hội dòng thêm vào đó 3 lời khấn: nghèo khó, vâng lời, trong sạch, lời khấn đặc biệt vâng phục Đức Giáo Hoàng.

Trong hiến pháp đầu tiên, hội dòng giới hạn con số có 60 tu sĩ. Ignatiô được đồng thanh bầu làm bề trên ngày 7-4-1541. Luật hạn định tu sĩ vào số 60 được rút lại bởi sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng ngày 15-3-1543.

Ignatiô khó rời bỏ Rôma cho đến cuối đời. Nhưng hội dòng đã lan rộng tới mọi miền trên thế giới, dưới quyền hướng dẫn của ngài như một phép lạ, khi ngài từ trần vào ngày 3-7-1556, hội dòng đã có 12 tỉnh dòng với 101 nhà và gần 1000 phần tử.

Thánh Ignatiô được tôn phong hiển thánh ngày 12-3-1622.

Trích trong Theo Vết Chân Người 

(Chân dung các thánh nhân)