KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Chúa Giêsu Xuống Ngục Tổ Tông có ý nghĩa gì?
Câu hỏi: Thưa cha trong Kinh Tin Kính Các Thánh Tông Đồ có lời tuyên xưng, Chúa Giêsu xuống hoả ngục, con muốn hỏi rằng đâu là ý nghĩa của câu nói rằng Chúa Giêsu xuống hoả ngục.

 
Trả lời: Trong kinh tin kính các thánh tông đồ có nói rằng Chúa Giêsu sau khi chết, Người xuống ngục ngục tổ tông theo bản dịch tiếng Việt và theo bản tiếng Anh - He descended into Hell. Nghĩa là Người xuống hoả ngục. Vì thế có nhiều người hỏi đâu là ý nghĩa chính xác về câu kinh này. Bởi vì chắc chắn, Chúa Giêsu không thể xuống hoả ngục là nơi ma quỷ đang sống và các linh hồn bị trừng phạt đời đời. Cho nên nếu nói Chúa xuống đó, thì đâu là mục đích của Người, bởi vì, các linh hồn ở đó không thể được cứu độ?

Vào thời giáo hội tiên khởi, hoả ngục có hai nghĩa. Một mặt đó là nơi của những người bị trừng phạt, những người này trên căn bản đã từ chối tất cả sự tốt lành và công chính của Chúa và tự mình từ chối cuộc sống vĩnh cửu không cần Thiên Chúa. Mặt khác, nó có ý nghĩa trung dung hơn đó là nơi mà người công chính đã đến đó trước khi Chúa Giêsu giáng thế và đang chờ đợi ơn cứu độ.


Trong bối cảnh kinh tin kính các thánh tông đồ, từ ngữ hoả ngục không có nghĩa như chúng ta hiểu ngày nay. Giáo lý công giáo số 633 giải thích điều này như sau: Kinh Thánh gọi nơi ở của người chết mà Chúa Giêsu tử nạn, nghĩa là chưa được phục sinh, xuống vì những người ở đó không có viễn ảnh về Thiên Chúa. Đây là trường hợp của tất cả những người đã qua đời, bao gồm cả xấu lẫn tốt, trong khi chờ đợi để được cứu chuộc.

Chúa Giêsu đến ngục tổ tông để giải thoát người công chính đã đến đó trước Người (ibid). Chúa vào ngục tổ tông để rao giảng Tin mừng cho người chết. Sách giáo lý công giáo số 634 giải thích rằng : Xuống ngục tổ tông mang sứ điệp tin mừng cứu độ để hoàn thành sự viên mãn. Đây là giai đoạn cuối sứ vụ cứu chuộc của Chúa Giêsu, một giai đoạn được kết thúc đúng lúc và có một tầm mức quan trọng đích thực to lớn: loan truyền công việc cứu thế của Chúa Giêsu đến tất cả mọi dân tộc của mọi thời đại và mọi nơi chốn.

Số 635 của sách Giáo lý công giáo đã trích lại bài giảng xa xưa về ngày Thứ Bảy tuần thánh, biểu lộ ý nghĩa mạnh mẽ về việc Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông như sau: Vị Vua …đã làm cho tất cả những ai đang ngủ từ lúc thế giới mới bắt đầu, sống lại…ngài bắt đầu tìm kiếm Adam, người cha đầu tiên của nhân loại, như là một chiên lạc. Do ước muốn viếng thăm những người sống trong tối tăm và bóng tối của sự chết, ngài đến đó để giải thoát sự ràng buộc đau khổ của adam và Eva, sự ràng buộc đang giam giữ ông – Người là đấng vừa là Chúa của họ và con của Eva…(Chúa Giêsu nói với Adam): Ta là Thiên Chúa của ngươi, đấng vì ích lợi của ngươi đã trở thành con của ngươi… Ta ra lệnh cho ngươi, người đang ngủ hãy thức dậy. Ta không tạo dựng ngươi để trở thành tù nhân nơi hoả ngục. Hãy sống lại từ cõi chết, vì ta là sự sống của kẻ chết.


Thêm vào đó sách giáo lý công giáo số 632, đặt việc Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông trong một bối cảnh rộng hơn: Sự xác tín thường xuyên trong Tin mừng rằng Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết bao hàm rằng Đấng chịu đóng đinh ở lại một thời gian ngắn trong vương quốc của sự chết trước khi Người phục sinh. Đây là ý nghĩa đầu tiên được đưa ra trong kinh tin kính các thánh tông đồ đối với việc xuống ngục tổ tông của Chúa Giêsu: Rằng Chúa Giêsu, giống như tất cả mọi con người, cảm nghiệm sự chết và trong linh hồn, Chúa kết hiệp với người khác trong vương quốc của sự chết. Và Người xuống đó như là Đấng Cứu độ, công bố tin mừng cho các linh hồn đang bị giam giữ ở đó (n.632).

Lm FX Nguyễn Văn Tuyết