KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Dâng Lễ Vật
Câu hỏi: Thưa cha, phụng vụ thánh thể bắt đầu bằng việc dâng lê vật, thế nhưng đâu là ý nghĩa của việc dâng lễ vật và nghi thức này bắt nguồn từ đâu?

 Trả lời:

Phụng Vụ Thánh Thể. Trong phần hai của thánh lễ, được gọi là phụng vụ thánh thể. Sự hiến tế của Chúa Giêsu trên thánh giá cử hành bởi linh mục, lập lại những gì Chúa đã làm trong bữa tiệc ly và những gì Người truyền cho các tông đồ phải làm để tưởng nhớ đến Người. Trong phụng vụ Thánh Thể, bánh và rượu được dâng tiến như lễ vật của con người, được thánh hiến để trở thành Mình và Máu Chúa Kitô, mà chúng ta nhận lấy trong phần hiệp lễ. Chúng ta chia phần này ra làm ba phần chính: 1. Dâng lễ vật; 2. Lời nguyện thánh thể; và 3. Nghi thức hiệp lễ.

Dâng Lễ Vật.

Dâng lễ vật trong phụng vụ có nguồn gốc từ giáo hội tiên khởi. Vào năm 155, thánh Justin Martyr đã ghi nhận tập tục của việc một số người mang bánh và rượu dâng lên cho linh mục sau lời nguyện giáo dân (1). Ngài giải thích nghi thức này như sau: Đang lúc thánh lễ tiếp tục, đại diện giáo dân tiến lên bàn thờ dâng lễ vật cùng với bánh và rượu. Bánh và rượu được dùng trong thánh lễ còn những lễ vật khác được dùng để giúp linh mục hoặc phục vụ người nghèo.

Lễ vật này đến từ gia đình và do tay chúng ta làm ra. Vì thế những lễ vật này nói lên việc dâng chính cá nhân của mình cho Thiên Chúa. Dâng bánh và rượu trong thánh lễ có một truyền thống lâu đời Kinh Thánh. Bánh và rượu thường xuyên được dâng tiến trong các nghi thức thánh hiến của Do Thái. Đối với người Do Thái cổ xưa, bánh là thực phẩm căn bản và cần thiết để nuôi sống (Sir 29:21; 39:26). Và rượu là nước uống bình thường của một bữa ăn. Nó được dùng chung với bánh (Jgs 19:19; 1 Sam 16:20; Tv 104:15; Jgs 10:5) và được phục vụ tại các lễ hội (Sam 25:36; Job 1:13) cho quan khách (Gn 14:18).

Giống như bánh, rượu được dâng tiến trong các hi tế của Do Thái. Nó là một trong những hoa quả đầu mùa dâng vào đền thờ như là thuế thập phân (Neh 10:36-39), và được đổ ra như là nước uống hiến tế (rượu hy tế) trong những hi lễ tạ ơn và chuộc tội của Do Thái (Ex 29:38-41; Num 15:2-15). Do sự liên kết gần gũi giữa lễ vật hy sinh và cá nhân của người dâng tiến, nên việc dâng tiến bánh và rượu cũng diễn tả việc dâng tiến chính cá nhân của mình lên Thiên Chúa.

Điều này cũng giống với việc dâng lễ vật trong thánh lễ. Trong bánh và rượu, chúng ta dâng lên Chúa lễ vật của sáng tạo và là kết quả của lao công chúng ta, như là “hoa quả mà ruộng đất và công lao của con người.” Vì thế việc dâng tiến bánh và rượu là để nói lên việc cho đi toàn thể cuộc sống mình cho Chúa.

Hơn là tiền bạc.

 

Việc dâng hiến tiền bạc có thể được xem trong ánh sáng này. Bỏ tiền vào trong rổ không chỉ là việc góp phần vì một lý do tốt lành. Nó cũng biểu lộ việc cho đi cuộc sống của chúng ta cho Chúa. Tiền bạc biểu hiện giờ của cuộc sống và công lao của chúng ta, mà chúng ta dâng hiến cho Chúa trong suốt thánh lễ ngay trong nghi thức dâng lễ vật. Chúa đã gởi Con của Người vào thế gian chết để chuộc tội chúng ta. Thế nhưng tại sao Chúa lại cần lễ vật chúng ta? Chắc chắn Chúa không cần những vật này. Chúa không thiếu gì cả, có hoặc không có lễ vật của chúng ta Người vẫn là Thiên Chúa. Nhưng chúng ta cần phải trưởng thành trong tình yêu tự hiến, và đây là một trong những lý do mà Chúa mời gọi chúng ta hãy kết hiệp cuộc sống của mình với Chúa trong cách này. Những của lễ nho nhỏ này giúp chúng ta trưởng thành hơn trong tình yêu. Thêm nữa, mặc dù của lễ tự nó không to lớn nhưng nói ý nghĩa về giá trị to lớn đó qua nó, chúng ta kết hiệp với hiến lễ vẹn toàn của Chúa Giêsu.

Trong phần dâng lễ vật, chúng ta mang toàn thể cuộc sống và toàn thể sự hy sinh nhỏ bé của mình vào bàn tay của chính Chúa Giêsu – qua vị đại diện là linh mục chủ tế (2). Chính vị linh mục này sẽ mang lễ vật đến bàn thờ, nơi mà hy tế Chúa Giêsu được lập lại, để biểu lộ sự hiệp thông của chúng ta với hiến lễ Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha.

 Lm FX Nguyễn Văn Tuyết

Footnotes:

1. CCC 1345 X

2. Jeremy Driscoll, What Happens at Mass, p.66