KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Đâu Là Mối Liên Quan Giữa Biến Cố Truyền Tin và Việc Rước Lễ của Chúng ta
Câu hỏi: Khi rước lễ chúng con nhận lấy Chúa Kitô. Con thắc mắc là việc rước lễ của chúng con có mang một ý nghĩa tương tự nào đối với việc nhập thể của Chúa Giêsu trong cung lòng của Mẹ Maria trong biến cố truyền tin hay không? Và nghi thức kết thúc thánh lễ có ý nghĩa gì?.

 

Trả Lời

Lạy Chúa con chẳng đáng Chúa Ngự vào nhà con…

Trong việc đáp trả lời mời gọi dự tiệc cưới Thánh Thể, chúng ta đọc một lời nguyện, một mặt, nhìn nhận mình hoàn toàn bất xứng để nhận lấy Thiên Chúa, và mặc khác, biểu lộ niềm tin rằng chỉ có Chúa mới có thể chữa lành chúng ta. Lời nguyện đó được lấy từ lời cầu xin khiêm nhường và phó thác của người sĩ quan Rôma cầu xin Chúa chữa lành người đầy tớ của ông đang bị bệnh ở nhà: Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con nhưng xin Chúa Phàn một lời thì linh hồn con sẽ lành mạnh.

Là một người ngoại giáo sống ngoài lể luật đồng thời cũng một sĩ quan Roma chỉ huy một đội quân đang đàn áp dân Chúa lúc bấy giờ, sự khiêm nhượng nhìn nhận ông không đáng để được Chúa vào nhà đã biểu lộ một đức tin vượt qua nhiều người trong tin mừng và điều này đã làm Chúa Giêsu ngạc nhiên: Ông tin rằng Chúa Giêsu có thể chữa lành từ xa, đơn giản chỉ cần phán một lời thì người tôi tớ của ông sẽ được chữa lành (Mt 8:8). Chúa Giêsu khen ngợi đức tin của ông.

Giống như viên sĩ quan, chúng ta nhìn nhận sự bất xứng của mình để được Chúa ngự vào căn nhà linh hồn mình trước khi rước lễ. Giống như viên sĩ quan tin Chúa có thể chữa lành người đầy tớ của ông, chúng ta cũng tin rằng Chúa cũng chữa lành chúng ta khi Người trở thành người khách gần gũi nhất của linh hồn chúng ta trong bí tích Thánh Thể.

Việc rước lễ lần đầu của Mẹ Maria

Với việc rước lễ của chúng ta, thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, đưa ra một sự nối kết giữa việc rước lễ của chúng ta và.tâm trạng của Mẹ Maria lần đầu tiên nhận lấy Bí Tich Thánh Thể. 

Ngài ghi nhận rằng có một sự nối kết sâu xa giữa Mẹ Maria cưu mang Chúa Giêu trong cung lòng và một cá nhân rước Chúa vào lòng.

Trong ý nghĩa này, chúng ta trở nên giống Mẹ Maria mỗi khi rước lễ. Mẹ Maria sống đức tin Thánh Thể của Mẹ ngay cả trước khi Bí Tích Thánh Thể được thiết lập, bởi sự thật rằng Mẹ đã dâng hiến cung lòng trinh nữ của Mẹ cho sự nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa. 9 tháng 10 ngày, Mẹ Maria đã có thân thể của Chúa Giêsu ngay trong con người của Mẹ. Tương tự như vậy, trong thánh lễ, chúng ta cũng nhận lấy Mình và Máu Thánh Chúa vào tâm hồn của mình. Thánh Gioan Phaolô II nói: Tại biến cố Truyền Tin, Mẹ Maria đã thụ thai Con Thiên Chúa trong một thực thể thể lý của Mình và Máu Chúa, vì thế trong tâm hồn của Mẹ đã tham dự trước trong một vài mức độ nào đó về những gì xảy ra trong tâm hồn mọi tín hữu khi nhận lấy thân thể Chúa Kitô trong hình bánh và rượu.[1]

Thánh Gioan Phaolô II cũng suy nghĩ về cách mà Mẹ Maria cảm nhận khi lần đâu tiên nghe về bí tích Thánh Thể. Mẹ không hiện diện tại Bữa Tiệc Ly, vì thế, có thể nghe về việc này qua các tông đồ. Điều mà Mẹ Maria cảm nhận khi nghe từ miệng của tông đồ Phêrô, Gioan, Giacôbê và các tông đồ khác về những lời nói tại bữa tiệc ly: Này là Mình thầy được trao cho các con (Lk 22:19). Mình Thầy bị nộp vì chúng ta này được làm cho hiện thực một cách bí tích cũng chính là thân thể mà Mẹ Maria đã cưu mang trong cung lòng của Mẹ.[2]

Thánh Gioan Phaolô II đã đưa ra một ý nghĩa rất đẹp về việc rước lễ có thể có đối với Mẹ Maria. Ngài nói: Đối với Mẹ, nhận lấy Mình Thánh Chúa, một cách nào đó, có một ý nghĩa chào đón một lần nữa vào cung lòng của Mẹ một trái tim có cùng nhịp đập với Mẹ.[3]

Ngài nói: tưởng tượng rằng Mẹ Maria chuẩn bị chính Mẹ để được kết hiệp với Con của Mẹ trong cách này. Tưởng tượng tình yêu mà Mẹ dành cho Chúa Giêsu mỗi khi rước lễ. Đây phải là niềm vui mà Mẹ sẽ có khi một lần nữa Con của Mẹ ngự vào cung lòng của Mẹ. Xin cho Mẹ Maria trở thành gương mẫu cho chúng ta khi nhận lấy Mình Thánh Chúa. Chúng ta cùng cầu nguyện rằng chúng ta cũng có thể đón nhận Chúa Giêsu một cách nhiệt thành mỗi khi rước lễ như Mẹ Maria đã đón nhận Chúa Giêsu. Xin cho bí tích thánh thể làm cho trái tim của chúng ta có cùng một nhịp đập với Chúa Giêsu giống như nhịp đập trái tim Mẹ với Chúa Giêsu.

Sau khi rước lễ, linh mục tráng chén và đọc lời nguyện kết lễ cầu nguyện cho hoa quả thiêng liêng của Bí tích thánh thể ảnh hưởng trong cuộc sống của chúng ta.

Chào, phép lành và giải tán.

Trong nghi thức kết lễ, phản chiếu cách mà thánh lễ bắt đầu với những lời: Chúa ở cùng anh chị em và làm dấu thánh giá. Lần này, dấu thánh giá được làm khi linh mục ban phép lành cho mọi người nhân danh  Cha và Con và Thánh Thần.

Trong thế giới cổ, đây là thói quen để kết thúc một cuộc họp với lời giải tán chính thức. Các Kitô hữu tiên khởi cảm thấy cần thiết để đưa vào một sự kết thúc tương tự trong cuộc họp phụng vụ của họ. Từ thế kỷ thứ tư, tiếng La tinh Ite Missa est được dùng cho việc này. Những từ này có ý nghĩa rằng ra đi, anh chị em được giải tán, những từ này được sửa lại trong bản dịch mới của thánh lễ: Lễ xong, Chúc anh chị em đi bình an.

Điều quan trọng nhất của nghi thức kết lễ này là toàn thể phụng vụ được chính thức gọi là Thánh lễ. Điều này điểm tới cách mà Thánh Lễ phải được xem như là một việc sai đi. Sách giáo lý Công giáo giải thích phụng vụ Thánh Lễ.  Thánh lễ là phụng vụ mà trong đó mầu nhiệm cứu độ được hoàn thành kết thúc với việc sai đi (missio) của người tín hữu, để họ hoàn thành ý Chúa trong cuộc sống hằng ngày.[4]

Chúa Giêsu nói với các tông đồ: như Cha đã sai thầy, Thầy cũng sai các con (Jn 20:21). Chúa Cha sai Chúa Con vào thế gian, để chết cho tội lỗi chúng ta và cho chúng ta chia sẻ cuộc sống của Người. Chúng ta đã chứng kiến, toàn thể mầu nhiệm Vượt qua của cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa được làm cho hiện thực trong Bí Tích Thánh Thể để chúng ta có thể kết hiệp mật thiết vào cuộc sống của Chúa và sứ vụ của Người. Chúng ta càng kết hiệp với Chúa trong bí tích thánh thể chúng ta càng làm cho cuộc sống được toả sáng bởi tình yêu của Người cho thế giới. Nghi thức kết lễ vì thế, không phải là một sự giải tán không mục đích nhưng là một sự giải tán với sứ vụ. Sứ vụ đó là gởi chúng ta mang tin mừng phục sinh của Chúa Kitô cho toàn thế giới.

Lm FX Nguyễn Văn Tuyết

[1] John Paul II, Ecclesia de Euchristia, no.55

[2] Ibid., no. 56

[3] Ibid., no. 56

[4] CCC, no 1332.