KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Đâu Là Ý Nghĩa Của NGhi Thức Chúc Bình An Sau Kinh Lạy Cha?
Câu hỏi: Sau kinh lạy cha là lời chúc bình an và qua hành động cụ thểm mọi người trao cho nhau sự bình an. Câu hỏi của con là đâu là ý nghĩa của nghi thức chúc bình an này.

Sau khi cầu xin Chúa Cha ban bình an. Linh mục giờ đây thưa cùng Chúa Giêsu, lập lại lời của Chúa nói cho các tông đồ trong ngày tiệc ly: bình an cho các con! Bình an của thầy, thầy để lại cho các con (Jn 14:2). Cũng trong lời chúc này, Chúa Giêsu tiếp tục giải thích loại bình an ngài trao không như sự bình an của thế gian ban tặng.

Trong cuộc sống, nhiều người trong chúng ta tìm kiếm an toàn và bình an dựa trên sự thành công, trên mọi việc tốt lành, trên việc tránh những vấn đề và đau khổ của thế gian. Tuy nhiên sự bình an này rất dễ vỡ và phù du. Bởi vì nó lệ thuộc vào các hoàn cảnh bên ngoài có thể dễ dàng thay đổi như sức khoẻ, công ăn việc làm, hoàn cảnh tài chính, cách mà người khác nhìn mình. Nếu đem cuộc sống mình đặt trên những nền tảng không vững chắc này không thể mang lại cho chúng ta sự bình an đích thực nhưng chỉ là sự bất an. Trái lại, Chúa Giêsu ban cho chúng ta sự bình an sâu xa, và vĩnh cửu – sự bình an mà thế gian không thể ban tặng được.

Khi cho phép Chúa Giêsu trở thành nền tảng cho cuộc sống mình và sống theo chương trình của Người dành cho chúng ta, Chúa sẽ ban cho chúng ta sự bình an nội tâm và tâm linh giúp chúng ta có thể đứng vững trước những thất vọng, thử thách, đau khổ của cuộc sống. Sự bình an này cũng xây dựng một sự hiệp nhất đích thực trong hôn nhân, gia đình, cộng đoàn, giáo xứ và quốc gia. Và đây chính là điều mà linh mục cầu nguyện ngay tại thời điểm này của thánh lễ khi chúc các tín hữu: Bình an của Chúa ở cùng anh chị em (Rom 1:7; 1 Cor 1:3; Gal 1:3).

Tiếp theo lời chúc bình anh là dấu chỉ bình an, một dấu chỉ phản ảnh việc thực hành của Kitô hữu ngày xưa với lời mời gọi của thánh Phêrô: Hãy chào đón nhau bằng một nụ hôn thánh thiện (Rom 16:16; 1 Cor 16:20; 2 Cor 13:12; 1 Thes 5:26; 1 Pet 5:14).

Nụ hôn thánh thiện biểu lộ tình bằng hữu trong bác ái mà các Kitô hữu tiên khởi chia sẻ và đưa vào phụng vụ như thánh Justin Martyrr đã ghi nhận trong phụng vụ thánh lễ. Thánh Tertullian vào khoảng năm 200, ám chỉ nghi thức này như là dấu ấn trên cầu nguyện.

Trong thánh lễ ngày nay, chúng ta trao đổi cho nhau một vài dấu hiệu biểu lộ bình an, hiệp thông, và bác ái. Dấu hiệu chúc bình an có thể khác nhau tùy theo phong tục, nó có thể là bắt tay nhau, hoặc cúi đầu chào nhau hoặc những dấu hiệu khác. Tuy nhiên dầu cho bất cứ dấu hiệu nào, nghi thức chúc bình an có thể được xem như là sự nối kết Kinh Lạy Cha tiếp theo việc nhận lấy Mình Thánh Chúa mà chúng ta sắp lãnh nhận. Một mặt nó phục vụ như là một nghi thức biểu lộ của Kinh Lạy Cha, diễn tả sự hiệp nhất của tất cả con cái Chúa.

Chúng ta gọi Chúa là cha không phải trong tư cách của một cá nhân, tách ra khỏi nhau nhưng cùng nhau như là anh chị em trong gia đình giao ước của Chúa và mặt khác dấu hiệu bình an này cũng biểu lộ sự hiệp nhất sâu xa những người sẽ chia sẻ với nhau khi nhận lấy Mình Thánh Chúa.

Lm FX Nguyễn Văn Tuyết