KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Đâu Là Ý Nghĩa của Phụng Vụ Lời Chúa?
Giáo hội thuờng dùng hình ảnh của “hai bàn thờ” để diễn tả sự liên tục giữa hai phần chính của Thánh lễ: Phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Trước tiên Dân Chúa được nuôi dưỡng từ bàn tiệc Lời Chúa và sau đó được cho ăn bởi Mình Thánh Chúa tại bàn tiệc Thánh Thể

Sau kinh Vinh Danh, linh mục dâng lên Chúa lời nguyện nhập lễ. Lời cầu nguyện này tổng họp toàn bộ ý chỉ của thánh lễ và cũng để kết thúc nghi thức đầu lễ.

Giáo hội thuờng dùng hình ảnh của “hai bàn thờ” để diễn tả sự liên tục giữa hai phần chính của Thánh lễ: Phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể. Trước tiên Dân Chúa được nuôi dưỡng từ bàn tiệc Lời Chúa và sau đó được cho ăn bởi Mình Thánh Chúa tại bàn tiệc Thánh Thể Trong khi Thánh thể chính là Mình và Máu Chúa và là nguồn và đỉnh cao của cuộc sống Kitô hữu. Lời Chúa dẫn chúng ta đến một sự hiệp thông sâu xa hơn với Chúa Giêsu trong bí tích Thánh thể.

Đức thánh cha Bênêđíctô 16 nhấn mạnh rằng hai phần của thánh lễ không phải chỉ nằm cạnh nhau, nhưng có một sự hiệp nhất rất sâu xa bên trong, đến nỗi, cùng nhau, chúng tạo thành một hành động đơn lẽ của việc thờ phượng. Ngài nói:

Từ việc lắng nghe Lời Chúa, đức tin được phát sinh ra hoặc được củng cố (Rom 10:17); trong Bí tích Thánh Thể Ngôi Lời Nhập Thể đã ban chính Người cho chúng ta như thực phẩm thiêng liêng, vì thế “từ hai bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, Giáo hội nhận và ban cho tín hữu bánh sự sống…cho nên chúng ta phải luôn nhớ rằng lời Chúa, được đọc và công bố bởi Giáo hội trong phụng vụ, dẫn đến bí tích Thánh thể như là cùng đích bản thế của chính nó.

Tham dự thánh lễ mà chỉ chăm chú tại một trong hai bàn tiệc này thì chưa đủ nhưng phải được tác động bởi Lời Chúa trong kinh thánh và sự hiện diện của Ngôi Lời Nhập Thể trong bí tích Thánh thể.

Thomas à Kempis, trong thế kỷ 16 diễn tả cách mà linh hồn khao khát để được nuôi dưỡng từ hai bàn tiệc này như sau:

Nếu không có hai bàn tiệc này tôi không thể sống, vì Lời Chúa là ánh sáng của linh hồn tôi, và bí tích thánh thể là Bánh của Sự Sống. Hai bàn tiệc này là gia tài của Hội Thánh. Một bàn là thân thể chúa Kitô; bàn khác là luật Chúa chứa đựng giáo lý, những lời dạy bảo về đức tin, cả hai nâng tấm màn bí mật và đưa chúng ta đến Đấng thánh của các thánh.

Lời Chúa Nói Với Chúng Ta.

Các bài đọc lấy từ trong Kinh Thánh trong phụng vụ Lời Chúa không chỉ cung cấp cho chúng ta những lời dạy bảo luân lý sống động và suy tư về cuộc sống tâm linh nhưng chính là Lời Chúa. Trong phần phụng vụ Lời Chúa, vì thế, chúng ta gặp gỡ lời của Chúa nói một cách cá nhân với chúng ta.

Điều này không có nghĩa là Kinh Thánh không phải là con người. Kinh thánh được viết bởi con người, cho các cộng đoàn chắc chắn, tại một thời điểm cụ thể trong lịch sử. Mỗi quyển sách trong Kinh Thánh chứa đựng cách viết của tác giả nhân loại, cá tính, cái nhìn thần học, và các mối quan tâm mục vụ. Nhưng Kinh thánh cũng được linh ứng bởi Thiên Chúa. Nghĩa là được Chúa thổi hơi (2 Tim 3:16). Trong các sách linh ứng của Kinh Thánh, Chúa thổi hơi lời của Người được diễn tả bằng lời của con người qua các tác giả kinh thánh là những con người. Vì thế, Kinh thánh cũng giống như Chúa Giêsu, Đấng vừa Thiên Chúa vừa là con người. Công đồng Vatican II giải thích: để viết những sách thánh, Thiên Chúa chọn những con người cụ thể, Ngưòi dùng họ trong công việc này, dùng tất cả khả năng và sức mạnh của họ để qua đó, Người làm việc trong họ và bởi họ, như là những tác giả đích thực rằng họ được giao phó để viết bất cứ những gì Chúa muốn họ viết, không gì khác hơn.

Vì thế lắng nghe Lời Chúa là một việc quan trọng. Tại núi Sinai, dân Israel chuẩn bị chính họ ba ngày trước khi Chúa nói với họ về giao ước. Trong thánh lễ, chúng ta cũng chuẩn bị cho việc gặp gỡ thánh này với Lời Chúa qua nghi thức đầu lễ - dấu Thánh Giá, kinh Cáo Mình, kinh Thương Xót và kinh Vinh Danh. Ghi dấu cho mình bằng dấu Thánh Giá, thú nhận những điều bất xứng của mình trong sự hiện diện của Chúa, cầu xin lòng thương xót và ca tụng Người, giờ đây chúng ta ngồi xuống để lắng nghe một cách cẩn thận những gì Chúa muốn nói cho chúng ta xuyên qua Lời của Chúa trong Kinh Thánh. Đây là cuộc gặp gỡ cá nhân như công đồng Vatican II dạy, trong các sách thánh, Chúa Cha trên thiên đàng yêu thương đến gặp gỡ và nói chuyện với con cái của Người.

Để hiểu rõ hơn về bản tính sâu xa của những gì đang thực sự xảy ra trong phụng vụ Lời Chúa, chúng ta cũng cần để ý đến vai trò của người đọc sách thánh. Người đọc sách thánh không chỉ đơn giản là một người công khai đọc kinh thánh. Trong thánh lễ, Chúa dùng người đọc sách thánh như là dụng cụ để qua đó Chúa công bố Lời của Người cho chúng ta. Nói cách khác, người đọc sách thánh cho Chúa mượn giọng đọc của họ để Lời Chúa có thể được công bố trong Thánh Lễ. Đây là một vinh dự và đặc ân. Và một hồng ân để chúng ta nghe Lời của Người.

Thánh lễ - Quyển Kinh Thánh Vĩ Đại Nhất Trên Thế Giới.

Việc chọn các bài đọc từ Kinh Thánh trong các ngày Chúa Nhật được quyết định bởi chu kỳ ba năm của năm phụng vụ gọi là năm A, B và C, trích từ nhiều phần của Kinh Thánh: Cựu ước, thánh vịnh, Tân ước và các sách Tin mừng. Thứ tự của các bài đọc này cũng rất quan trọng, vì nó phản ảnh trật tự chương trình cứu độ của Chúa. Các bài đọc thường lấy từ cựu ước đến Tân Ước – Từ Israel đến Giáo hội. Công bố tin mừng là cao điểm, phản ảnh rằng Chúa Giêsu là trung tâm của lịch sử cứu độ mà tất cả các sách trong Kinh thánh đều nhắm đến Người.

Thánh lễ hàng ngày trong tuần, các bài đọc theo chu kỳ hai năm gọi là năm chẵn và năm lẻ. Các bài đọc trong thánh lễ không do các linh mục, hoặc các hội dòng chọn theo ý của họ nhưng bởi giáo hội, bao gồm tất cả những phần chính của Kinh Thánh.

Trích dẫn 

Benedict 16, Sacramentum Caritatis (Post Synod Exhortation on the Eucharist as the Source and Summit of the Church’s Life and Mission), p. 44.

Thomas à Kempis, Imitation of Christ, 4.11.

Dei Verbum 11, CCC 106.

 

Lm FX Nguyễn Văn Tuyết