KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Đâu Là ý Nghĩa của Câu Tuyên Xưng: Các Con Hãy Làm Việc Này Mà Nhớ Đến Ta!?
Câu hỏi: Thưa cha trong khi truyền phép con thường nghe linh mục chủ tế đọc “Đây là Các con hãy làm việc này mà nhớ đến ta.” Đâu là ý nghĩa của chữ "nhớ" trong phụng vụ thánh lễ?

Lời Nguyện Truyền Phép.

Có lẽ đối với một số người Công Giáo lời nguyện truyền phép có thể quá thường. chúng ta nghe những lời này được lập lại quá nhiều lần khi tham dự thánh lễ. Tuy nhiên nếu chúng ta hiện diện tại Bữa tiệc ly như các Tông đồ thử nghĩ xem những lời này có ý nghĩa gì cho chúng ta?

Để hiểu hoàn toàn ý nghĩa của những lời này, thật là quan trọng để nghe chúng trong bối cảnh của Lễ Vượt qua. Các tường thuật Tin mừng về việc thiết lập bí tích thánh thể nói rằng Bữa tiệc ly xảy ra trong bối cảnh của bữa tiệc Vượt qua – là nghi lễ hàng năm cử hành đêm lịch sử mà dân Israel được cứu khỏi Ai cập (Mt 26:19; Mk 14:16; Lk 22:13). Vào ngày vượt qua đầu tiên đó, Thiên Chúa phán bảo con người hãy xác tế con chiên tinh tuyền, ăn thịt và đánh dấu trên cữa bằng máu của nó. Gia đình nào tham dự vào nghi lễ này thì con đầu lòng của họ sẽ được cứu trong tai ương thứ 10 tại Ai cập.

Hàng năm người Do Thái cử hành lễ Vượt qua này (Xh 12:4) như là một sự tưởng nhớ phụng vụ. Đối với người Do Thái cổ, việc tưởng nhớ này có ý nghĩa sâu xa hơn là chỉ nhớ về một biến cố của quá khứ nhưng là được sống lại. Biến cố quá khứ được làm cho trở thành hiện tại. Vì thế người Do Thái trong thời Chúa Giêsu tin rằng mỗi khi cử hành nghi lễ này thì lễ Vượt qua thứ nhất được làm cho trở thành hiện tại. Các giáo sĩ Do Thái viết về ý nghĩa của lễ Vượt Qua rằng khi một người Do Thái cử hành lễ vượt qua, thì chính họ đang bước ra khỏi Ai Cập với các tổ phụ của họ từ thế hệ Xuất hành (1). Sách Giáo lý Công Giáo cũng đưa ra những điểm tương tự:

Trong ý nghĩa của Kinh Thánh, tưởng nhớ không chỉ là một sự nhớ lại những biến cố của quá khứ nhưng công bố công cuộc vĩ đại được chạm trổ bởi Thiên Chúa vì con người. Trong cử hành phụng vụ của những biến cố này, chúng trở thành hiện tại và hiện thực trong một cách thức cụ thể. Đây là cách mà dân Do Thái hiểu việc giải phóng ra khỏi Ai cập: Mỗi khi cử hành lễ Vưọt qua, các biến cố Xuất hành được làm cho trở thành hiện tại để họ có thể làm cho cuộc sống được thích nghi với chúng (2).

Trong cách này, biến cố Vượt Qua đầu tiên được nới rộng để mọi thế hệ có thể được tham dự một cách tâm linh vào biến cố này ngay trong giây phút hiện tại để những ai tham dự lễ Vượt Qua đều được cứu ra khỏi sự nô lệ của Ai cập và được kết hiệp trong một giao ước với Thiên Chúa.

Trong bữa tiệc ly, khi thiết lập bí tích Thánh Thể, Chúa nói: Này là mình Thầy sẽ bị nộp vì các con. Này là Máu thầy. Máu giao ước mới và vĩnh cửu sẽ đổ ra cho các con. Khi nói về Mình và Máu trong bối cảnh của lễ Vượt qua Chúa đã ám chỉ chính Người là chiên vượt qua, rằng chính Mình và Máu của Người sẽ được dâng hiến và đổ ra trong hy tế. Đối với các tông đồ hiện diện trong Bữa Tiệc Ly, những lời này nhắc lại lời mà Môi sen đã nói về máu hi tế khi cử hành tại Núi Sinai đóng ấn giao ước của Thiên Chúa với dân Do thái (Xh 24:1-17).

Với bối cảnh này, Chúa Giêsu xác nhận chính ngài với chiên hi tế được dâng hiến trong lễ Vượt qua. Vì thế hành động của Chúa tại bữa tiệc ly báo trước hi tế của Người trên thánh giá. Sẽ xảy ra vào thứ Sáu tuần thánh. Hiểu sự nối kết này giữa Bữa tiệc ly và thánh giá đưa ra một ánh sáng quan trọng về cách mà bí tích Thánh thể và việc tưởng nhớ hi tế của Chúa Giêsu trên đồi Canvê. Chúa Giêsu kết thúc bí tích thánh thể bằng lời nói: Hãy làm việc này mà nhớ đến ta, Người không bảo các tông đồ hãy thực hiện một bữa ăn đơn giản để mọi người nhớ đến Chúa. Nhưng bảo họ hãy cử hành bữa tiệc ly như là một sự tưởng nhớ phụng vụ. Nghĩa là để tất cả những gì xảy ra trong bữa tiệc ly trở thành hiện tại cho những người tham dự Bí Tích Thánh Thể.

Nói cách khác làm cho biến cố tại đồi Canvê trở thành hiện tại cho chúng ta qua Bí tích thánh thể. Giống như người Do Thái hàng năm tham dự biến cố xuất hành qua việc tưởng nhớ lễ Vượt qua thế nào thì chúng ta, là Kitô hữu, cũng tham dự vào cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu trên thánh giá mỗi khi cử hành Lễ Vượt qua mới của Bí Tích Thánh Thể như vậy.

Đây là ý nghĩ tưởng nhớ của Thánh lễ. Khi tham dự thánh lễ, chúng ta bước vào sự mật thiết của Chúa Con, quà tặng tình yêu của chính Người cho Chúa Cha - một món quà được mạc khải qua cái chết trên thánh giá của Chúa Kitô.

Trong thánh lễ, chúng ta dâng hiến tất cả niềm vui và đau khổ của mình hiệp cùng hiến lễ của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha. Nói cách khác khi tham dự thánh lễ, chúng ta dâng hiến cuộc sống của mình như là quà tặng cho Chúa Cha. Sách giáo lý công giáo giải thích điều này như sau: trong Bí tích thánh thể hy tế của Chúa Giêsu cũng trở nên hy tế của các chi thể của thân thể Người (3). Tất cả chúng ta là chi thể của Người.

LM FX Nguyễn Văn Tuyết

Footnote:

[1] Pesahim, 10.5

[2] CCC 1363

[3] CCC 1368.