KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Đâu là Ý Nghĩa Lời Nguyện Linh Mục Đọc Tiếp Theo Kinh Lạy Cha Trong Thánh Lễ?
Câu hỏi: Lần trước, chúng con hỏi về ý nghĩa của Kinh Lạy Cha trong thánh lễ và cuối phần trả lời cha có gợi ý là sẽ giải thích thêm cho rõ nghĩa hơn. Trong tinh thần đó xin cha cho chúng con hiểu rõ hơn về kinh này.

Sự Bình An Mới.

Sau kinh Lạy Cha linh đọc lời nguyện như sau:

Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, Xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an. Nhờ Chúa rộng lòng thương cứu giúp, chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗi và được an toàn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và ngày trở lại của Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con.

Lời cầu nguyện này làm rõ nghĩa thêm về lời khẩn cầu cuối cùng của kinh lạy cha” Xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ. Linh mục đọc Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, Xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an. Sự bình an được đưa ra ở đây có ý nghĩa nhiều hơn là sự vắng mặt của chiến tranh hoặc thù hận trong thế giới. Ý nghĩa bình an trong Kinh thánh là một sự gì đó rất xâu xa về cá nhân và tâm linh. Nó biểu lộ đến toàn thể con người như là quà tặng từ Thiên Chúa phát xuất từ sự trung thành đối với giao ước của Thiên Chúa. Khi những cá nhân trao cuộc sống của họ cho Thiên Chúa và bước theo chương trình của Người, họ khám phá một sự bình an sâu xa trong tâm hồn, và sự bình an này tuôn đổ vào thế giới xuyên qua những mối quan hệ hài hoà với người khác.

Sự bình an này trở nên rõ nghĩa hơn trong lời cầu nguyện kết tiếp khi linh mục cầu khẩn Thiên Chúa thương giúp để chúng ta thoát khỏi tội lỗi và được an toàn khỏi mọi biến loạn – là hai nguyên nhân khiến chúng ta mất đi sự bình an.

Luật Chúa là con đường dẫn đến hạnh phúc, trái lại phá bỏ luật đó sẽ khiến chúng ta mất đi sự bình an. Nếu chúng ta nhượng bộ đối với tính ích kỷ, kiêu ngạo, tham lam, chúng ta sẽ không bao giờ có được hạnh phúc. Chúng ta sẽ luôn luôn sống trong tình trạng bất an được biểu lộ qua việc không ngừng tìm kiếm sự giàu có hoặc thoã mãn cá nhân và liên lỉ lo lắng về sự mất mát những gì chúng ta đang sở hữu.

Cảm nghiệm sợ hãi trong cuộc sống có thể làm cho tâm hồn chúng ta mất đi sự bình an của Thiên Chúa. Chúng ta có thể lo sợ về một việc gì đó tại chỗ làm, tại giáo xứ, hoặc trong gia đình. Chúng ta có thể lo sợ về tương lai hoặc về một sự đau khổ nào đó sẽ xảy ra. Chúng ta có thể lo lắng về một quyết định to lớn về tài chánh, hoặc về một ai đó nghĩ về mình. Là Kitô hữu, dĩ nhiên, chúng ta phải để ý đến những trách nhiệm nhân bản của mình. tuy nhiên nếu những mối bận tâm đè nặng tâm hồn và làm cho chúng ta mất đi sự bình an thì đây là một dấu hiệu rằng có một sự gì đó sai lạc về tâm linh. Chúng ta không thực sự phó thác vào Thiên Chúa.

Tại thời điểm này của thánh lễ, đang lúc chúng ta đứng giữa cảm nghiệm của thử thách của thế giới này và tin tưởng về việc ngự đến của thì linh mục cầu xin Chúa Giêsu cứu chúng ta ra khỏi những lo sợ này và giữ chúng ta trong sự bình an mà Người muốn ban cho chúng ta. Để diễn tả niềm hy vọng này, phụng vụ muợn ngôn ngữ của thánh Phaolô gởi Titô như sau ngóng đợi cái hy vọng phúc lộc và cuộc Hiển linh vinh quang của Thiên Chúa lớn lao và là Cứu Chúa của ta, Ðức Yêsu Kitô (Titus 2:13).

Giống như các thiên thần trên một lần nữa chúng ta đáp lại lời cầu nguyện của linh mục bằng lời ca tụng như sau: Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời.

Lời đáp này phản ảnh lời ca tụng tương tự được tìm thấy trên thiên đàng như sách Khải Huyền ghi rằng: Chiên Con đã chịu tế sát đáng lĩnh quyền năng, phú quí, khôn ngoan, dũng lực, danh dự, vinh quang, và chúc tụng! (Rev 5:12)… Alleluia! Vạn thắng, vinh quang và quyền phép thuộc về Thiên Chúa chúng ta! (Kh 19:1).

Những lời đáp trả này cũng được lấy ra từ lời ca tụng Thiên Chúa của vua Đavít vào cuối triều đại của ông, biểu hiện cho hành động cuối cùng của Đavít trong cương vị của một vị vua trước khi trao quyền cho con là Solomon với những lời như sau: Người đáng chúc tụng, lạy Yavê Thiên Chúa Israel và là cha của chúng tôi, từ đời đời cho đến đời đời! Là của Người, lạy Yavê, lớn lao và quyền phép, huy hoàng lẫm liệt và oai phong. Phải! Tất cả mọi sự trên trời dưới đất! Là của Người, lạy Yavê: vương quyền và địa vị cao siêu trên hết mọi sự (1 Ký sự 29:10-11).

Đavít là vị vua nổi tiếng nhất của các vị vua. Là vị vua đem dân tộc Israel lên điểm cao nhất của lịch sử.Và cuối triều đại ông khiêm nhường nhìn nhận rằng tất cả những điều tốt lành của triều đại ông đến từ Thiên Chúa. Tất cả sức mạnh, vinh quang và vương quyền mà ông có không phải của chính ông nhưng của Thiên Chúa.

Trong mọi thánh lễ, chúng ta vang vọng lại những lời này của Đavít. Khi làm việc này chúng ta nhìn nhận Chúa như là thiên chúa của cuộc sống chúng ta và ca tụng Người vì những hồng ân mà Người tuôn đổ trên chúng ta. Bất cứ những gì tốt đẹp chúng ta có thể làm, bất cứ thành công nào chúng ta có thể cảm nghiệm, đều đến từ thiên chúa: Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời.

Lm FX Nguyễn Văn Tuyết