KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Đâu là sự khác nhau giữa Giáo hội Công Giáo và Tin Lành về Bí Tích Thánh Thể?
Tóm tắt: Tại bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu cầm bánh, rượu và nói: Này là Mình Ta…này là Máu ta…Không như những cộng đồng Kitô hữu khác chỉ xem Bí Tích Thánh Thể như là một biểu tượng thánh thiêng hoặc một sự nhắc nhớ về Chúa Giêsu.

Giáo hội Công giáo xác tín rằng khi linh mục trong thánh lễ đọc lời truyền phép, bánh và rượu trên bàn thờ trở thành Mình và Máu Chúa Kitô.

Giải thích: Khía cạnh thứ hai của Bí tích Thánh Thể là sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô. Giáo hội dạy rằng mặc dầu Chúa Kitô hiện diện giữa dân Người qua nhiều cách thức khác nhau, qua người nghèo, qua Lời giảng dạy của Chúa, trong các bí tích, và qua lời cầu nguyện của hai hay ba người họp lại nhân danh Người nhưng Chúa hiện diện một cách cá biệt trong Bí tích Thánh Thể. Vì trong bí tích Thánh Thể, Mình và Máu, linh hồn và thần tính của Chúa Giêsu hiện diện một cách đích thực. Sách giáo lý Công giáo dạy “Qua Bí tích ThánhThể, Chúa Kitô, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, làm cho chính người hiện diện toàn thể và hoàn toàn.”

Bí tích Thánh Thể không chỉ là một biểu tượng về Chúa Giêsu. Cũng không phải là Chúa Giêsu chỉ là một sự hiện diện tinh thần trong một cách thức mơ hồ trong bánh và rượu. Tại bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu cầm bánh, rượu và nói: Này là MìnhTa…này là Máu ta…Không như những cộng đồng Kitô hữu khác chỉ xem Bí Tích Thánh Thể như là một biểu tượng thánh thiêng hoặc một sự nhắc nhớ về Chúa Giêsu. Giáo hội Cônggiáo xác tín rằng khi linh mục trong thánh lễ đọc lời truyền phép, bánh và rượu trên bàn thờ trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Danh từ thần học được dùng bởi sự biến đổi này là sự biến thể (transubstantiation) để diễn tả việc thánh hoá bánh và rượu, “ở đó xảy ra một sự thay đổi tòan thể bản chất của bánh thành thân thể Chúa Kitô và toàn thể bản chất của rượu thành Máu Người.”

Tuy nhiên, sự thay đổi này không phải là một sự thay đổi thuộc về hoá chất. Tất cả hình thức bên ngoài của bánh và rượu vẫn như cũ. Bánh vẫn là một miếng bánh, khẩu vị và mùi vị cũng là bánh. Và rượu vẫn là rượu. Cấu trúc hoá học của bánh và rượu vẫn như cũ. Nhưng dưới dạng bánh và rượu này, Mình và Máu Chúa thực sự hiện diện trong Bí TíchThánh Thể.

Khi dạy về Bí tích Thánh Thể, chính Chúa đã dùng ngôn ngữvới một ý nghĩa hiện thực sâu xa để diễn tả cách mà chúng ta cùng chia sẻ Mình và Máu Người. Chúa không chỉ nói trong bữa Tiệc Ly về bánh và rượu là Mình và Máu Người (Này là Mình Ta…này là Máu ta) nhưng khi đưa ra lời dạy về Bí tích Thánh Thể, Chúa dạy rằng chúng ta thực sự ăn Thịt và uống Máu Người (Jn 5:53). Thánh Cyrile thành Giêrusalem giải thích điều này như sau: “Đừng nhìn vào bánh và rượu chỉ như là những yếu tố tự nhiên, bởi vì Chúa nói một cách chính xác rằng đó là Mình và Máu của Người: đức tin bảo chứng cho chúng ta điều này, mặc dầu cảm giác chúng ta lại nghĩ khác.”

Lm. FX Nguyễn Văn Tuyết