KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Đâu là ý nghĩa của từ "cho nhiều người" và "cho mọi người" trong lời truyền phép
Câu hỏi: Tuần này con xin nêu lên hai câu hỏi: Câu hỏi thứ nhất Trong bản văn cũ của phụng vụ thánh lễ Lời Truyền Phép được dịch rằng: Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống. Vì này là chén máu thầy, máu giao ước và vĩnh cửu, sẽ đổi ra cho các con và mọi người được tha tôi. Trong khi đó bản văn mới, lời truyền phép được sửa đổi thay vì mọi người thành nhiều người được tha tội. Xin Cha giải thích cho chúng con sự khác nhau giữa hai từ ngữ Mọi người và nhiều người này. Và câu hỏi thứ hai sau khi truyền phép linh mục tung hô Đây là mầu nhiệm đức tin. Lời tung hô này có ý nghĩa gì?

Trả Lời:

Sự thay đổi này trong cách dịch mới duy trì sự gần gũi đối với lời nói của Chúa Giêsu khi thiết lập bí tích thánh thể (Mt 26:28). Lời này hài hoà với bản văn bằng tiếng Latin đã được dùng trong phụng vụ qua nhiều thế kỷ. Tuy nhiên một số người nêu lên mối quan tâm rằng từ ngữ cho nhiều người đã giới hạn tính phổ quát của sứ vụ cứu độ của Chúa Giêsu. Họ sợ rằng từ ngữ mới này đưa ra một sự hiểu lầm rằng Chúa chết trên thánh giá không phải để cứu chuộc mọi người, rằng máu của Người đổ ra tại đồi Canvê không phải cho mọi người nhưng chỉ cho một nhóm người được tuyển chọn.

Tuy nhiên, trên căn bản, bản dịch mới điểm tới thực thể rằng trong khi Chúa chết cho tất cả, nhưng không phải mọi người chọn để chấp nhận món quà này. Mỗi cá nhân phải chọn để đón nhận món quà cứu độ này và sống theo ân sủng này, để họ có thể là những người thuộc trong nhóm “nhiều người” được diễn tả trong bản văn này.

Sự biểu lộ của nhiều người có thể được xem như sự tương phản của một người chết – Chúa Giêsu - với nhiều người được sinh lợi từ sự hy sinh của Chúa.

Trả lời cho câu hỏi thứ hai. Khi đến điểm tột đỉnh của thánh lễ. Sau khi đọc lời truyền phép. Linh mục thinh lặng cung kính bái gối tôn thờ trước Mình và Máu Chúa Kitô trong hình Bánh và Rượu và sau đó tung hô Đây là mầu nhiệm đức tin.

Lời này diễn tả tấm lòng sùng kính của linh mục trước sự kỳ diệu vô biên của mầu nhiệm vừa mới xảy ra trên bàn thờ. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, với Mình và Máu được dâng hiến vì tội lỗi của chúng ta trên đồi Canvê, đang thực sự hiện diện trên bàn thờ dưới hình Bánh và Rượu. Lời tung hô này không chỉ nhắc đến sự Hiện diện thật trong Bí Tích Thánh Thể, nhưng còn là sự Hiện diện của toàn bộ mầu nhiệm Vượt qua.

Trong thần học "mầu nhiệm" có nhiều sắc thái của ý nghĩa. Một ý nghĩa thông thường là ý nghĩa của một thực tại đức tin, vốn vượt ra ngoài khả năng của một sự hiểu biết đầy đủ nơi con người như mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Nhập Thể. Vì thế điều này cũng được áp dụng cho Bí Tích Thánh Thể, chẳng hạn trước mầu nhiệm biến thể (transubstantiation).

Đối với Thánh Phaolô, một mầu nhiệm không phải điều ẩn giấu, nhưng là điều ẩn giấu tới mức độ mà nó được mạc khải. Mầu nhiệm Chúa Kitô là mạc khải kế hoạch bí mật của Chúa Cha để cứu độ chúng ta, qua việc nhập thể, tử nạn, Phục sinh và Lên trời của Chúa Con. Bí tích Thánh Thể, như là mầu nhiệm đức tin, là việc làm cho toàn bộ kế hoạch cứu độ này hiện diện, thông qua việc cử hành Thánh lễ, vốn làm cho hy tế muôn đời trở thành hiện tại ở đây và ngay bây giờ.

Chúa Kitô hiện diện – Mình, Máu, linh hồn và thần tính – như là một điều kiện cần thiết cho việc thực hiện toàn bộ mầu nhiệm cứu độ, vốn là trung tâm của đức tin chúng ta, và mầu nhiệm này hiện diện trong mỗi Thánh Lễ.

Để biểu lộ sự hiệp thông vào mầu nhiệm này với linh mục, cộng đoàn phụng vụ cùng tung hô: Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa Chịu chết và tuyên xưng Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến.

Hoặc

Lạy Chúa, mỗi lần ăn bánh và uống chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa đến. Hoặc Lạy Chúa cứu thế, Chúa đã dùng thánh giá và sự phục sinh của Chúa để giải thoát chúng con, xin cứu độ chúng con.

LM Nguyễn Văn Tuyết