KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Hôn Nhân Đồng Tính
Câu Hỏi: Thưa cha, trong những tuần qua tin tức để cập rất nhiều đến hôn nhân đồng tính, Hội đồng giám mục Úc Châu cũng đưa ra một là thư mục vụ về vấn đề này. xin cho con biết lý do tại sao Giáo Hội chống lại hôn nhân đồng tính? Và thái độ của chúng con đối với những người đồng tính là gì?

Hôn nhân không đơn giản là một cấu trúc xã hội, một khái niệm được phát minh bởi con người để con người có thể thay đổi theo thời gian hoặc ngay cả dùng lá phiếu để thay đổi. Hôn nhân là một thực thể ăn sâu trong bản tính con người ngay từ khi được tạo dựng, Chúa tạo dựng con người có nam có nữ, mọi động vật và thực vật có đực có cái. Tất cả mọi nền văn minh trên thế giới đều công nhận cơ chế hôn nhân như là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ mục đích là để sinh đẻ con cái.

Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ và ban cho họ sự hấp dẫn lẫn nhau dẫn họ đến việc ước muốn để sống cuộc sống chung với nhau, tình yêu của họ được biểu lộ qua nhiều cách bằng hành động yêu thương mật thiết của hôn nhân xuyên qua việc sinh đẻ con cái. Đây là chương trình của Thiên Chúa để làm viên mãn các cá nhân và để con người được tồn tại trên thế giới.

Sách giáo lý Công giáo tổng hợp điều này như sau: giao ước hôn nhân, mà qua đó một người nam và một nữ thiết lập giữa họ một sự chung thân toàn thể cuộc sống họ, do bởi trật tự tự nhiên của nó hướng về sự tốt lành của đôi tân hôn và việc sinh sản và giáo dục con cái (CCC 1601).

Công Đồng Vatican II dạy rằng hôn nhân đến từ Thiên Chúa qua lời tuyên bố như sau “Ðấng Tạo Hóa đã thiết lập và ban những định luật riêng cho đời sống chung thân mật và cho cộng đoàn tình yêu vợ chồng... Chính Thiên Chúa là Ðấng tác tạo hôn nhân (GS 48). Hôn nhân giữa một người nam và một người nữ được đóng ấn trong bản tính nhân loại. Đây một chân lý mà triết gia Aristotle đã nhận định nhiều trăm năm trước khi Chúa giáng sinh, ông viết: “giữa người nam và người nữ, tình bạn dường như hiện hữu một cách tự nhiên; đối với con người, một cách tự nhiên, họ hướng về nhau để kết hợp vợ chồng (Nicomachean Ethics 8.12).

Bộ Luật hôn nhân Úc năm 1961, khi xác định ý nghĩa từ ngữ được dùng trong bộ luật, đã đưa ra một định nghĩa về hôn nhân truyền thống như là sự kết hợp của một người nam và một người nữ để loại trừ tất cả những người khác, tự nguyện họ bước vào cuộc sống chung.

Định nghĩa này đã luôn đứng vững trước nhiều thử thách của thời gian. Nó được đóng ấn trong bản tính con người. Chúng ta không thể thay đổi căn tính của hôn nhân bởi xu hướng của xã hội hoặc bởi những lá phiếu của các thành viên trong quốc hội.

Động vật, theo bản tính, không thể là một con người. Hai người đồng tính, theo bản tính, không thể gọi sự kết hiệp của họ là hôn nhân. Bởi vì hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Hơn nữa, như chúng ta đã nhìn thấy, theo chương trình của Thiên Chúa, mục đích của hôn nhân là truyền sinh và giáo dục con cái. Tình yêu giữa một người nam và một người nữ, một cách tự nhiên, hướng đến việc sinh sản con cái. Cho nên hôn nhân phải có khả năng sinh sản.

Hai người đồng tính, trái lại, không thể sinh sản con cái phát xuất tình yêu của họ. Một cách tự nhiên sự kết hiệp của họ không có khả năng truyền sinh. Nếu họ có con cái nhờ phương tiện nhân tạo hoặc nhận con nuôi, những đứa trẻ này sẽ lớn lên mà không có sự chăm sóc bổ sung của cha mẹ tự nhiên của chúng, vốn là chương trình của Chúa dành cho con cái của họ.

Trong thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy những em sống với những người đồng tính không ở trong tình trạng tốt so với những em sống trong một môi trường gia đình tự nhiên có cha lẫn mẹ là một một người nam và một người nữ.

Đức tổng giám mục Anthony Fisher, TGP Sydney, nói rằng; thật là quá bất công, để hợp thức hoá những quyết đoán sai lầm rằng không có gì khác biệt về một người nam và một người nữ, một người cha và một người mẹ; để làm ngơ những giá trị cụ thể mà một hôn nhân đích thực phục vụ, để làm ngơ tính quan trọng cho trẻ em để có một người mẹ và một người cha để chăm sóc. Ngài nói nếu luật dân sự chấm dứt để định nghĩa hôn nhân theo như truyền thống đã hiểu, nó sẽ là một sự bất công nghiêm trọng và làm xói mòn quyền lợi chung mà luật dân sự hiện tại đang có. Chắc chắn có những cách khác để vinh danh tình bằng hữu về sự hấp dẫn đồng tính mà không cần phải tái cấu trúc cơ chế hôn nhân và gia đình.

Đức cha Gregory O’Kelly của Port Pirie nói trong thư mục vụ tại giáo phận của ngài rằng “là một trái đào thì nó không thể nào là một trái táo.” Hôn nhân đồng tính không khi nào giống như hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Các ý kiến của những cá nhân truyền thông, hoặc các nhà chính trị, hoặc lá phiếu của quốc hội có thể làm những gì họ muốn, nhưng dầu cho họ có nói thế nào đi nữa thì một trái đào vẫn là một trái đào và nó không thể nào thay đổi để trở thành một trái táo.

Về câu hỏi thái độ của chúng ta đối với những người đồng tính là gì? Họ phải luôn được tôn trọng, vì họ cũng là con người, con cái của Chúa và được cứu chuộc bởi Chúa Kitô. Và họ có thể cùng nhau sống nếu họ muốn và ngay cả xác tín lẫn nhau để luôn ở cùng nhau trong cuộc sống nhưng đó không thể nào gọi mối liên hệ đó là hôn nhân. Hôn nhân, được thiết lập bởi Thiên Chúa và được viết vào trong bản tính của con người, là một sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ.

Cha John Fladder cảnh giác rằng nhìn xa hơn, nếu định nghĩa về hôn nhân bị thay đổi bởi luật pháp để bao gồm sự kết hợp giữa hai người cùng một giới tính, thì cũng sẽ không có lý do gì để một thời gian sau này nó lại không thể được thay đổi một hay nhiều lần nữa để bao gồm hôn nhân là sự kết hợp giữa nhiều người với nhau.

ĐTC Phanxicô cũng xác định rằng hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Con người không thể thay đổi điều này được. Đây là bản tính tự nhiên của con người.

Cách tốt nhất để phá hủy hôn nhân là gọi mọi việc đều là hôn nhân. Bời vì khi mọi việc đều là hôn nhân, thì không có gì được gọi là hôn nhân nữa. Chúng ta phải làm mọi việc có thể để bảo vệ cơ chế hôn nhân giữa một người nam và một người nữ mà chúng ta vẫn luôn tin tưởng.

LM FX Nguyễn Văn Tuyết