KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Nghi thức chúc bình an trước khi rước lễ cần phải giữ đặc tính chung.
Câu hỏi: Trong thánh lễ, trước khi rước lễ, mọi người chúc bình an cho nhau. Đâu là ý nghĩa của nghi thức chúc bình an này?

 Trả lời: Truyền thống phụng vụ công giáo xem việc chúc bình an trong thánh lễ như là cử chỉ công cộng có tính kỷ luật và chừng mực của nó, chứ không phải là một cử chỉ  yêu thương có tính thân mật và tình bằng hữu. Thực sự, chúc bình an dành cho những người, phần lớn, không quen nhau ngay cả không biết tên nhau.

Nguồn gốc này đến từ ý nghĩa rằng việc tụ họp phụng vụ không phải và cũng không bao giờ có nghĩa là một cuộc tụ họp của các bạn hữu và những người thân thiết. Thật là sai lầm để nhìn những người tụ họp trong phụng vụ thờ phượng đó có ý nghĩa như là cuộc họp mặt của bạn hữu thân thiết của mình, hay những người chúng ta xem là bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt, hay biết tên.

Trong khi thật đúng để nói rằng tụ họp phụng vụ bao gồm vợ chồng, con cái, và bạn hữu gia đình, nhưng phần lớn nó không phải như vậy. Cuộc tụ họp này thường bao gồm những người láng giềng, làng xóm và những người chưa bao giờ gặp mặt hay quen biết nhau.

Nói theo nghĩa rộng hơn, thánh lễ là một cuộc tụ họp quy tụ những người dân trong thành phố hơn là cuộc họp mặt của một cộng đoàn thân thiện. Nó là một cuộc họp công cộng hơn là một cuộc họp dành cho nhóm người thân thiện quen biết nhau.

Nói lên điều này, có thể có người cho rằng chúng ta đang đi ngược lại với trào lưu hiện nay thường chỉ chú tâm đến một nhóm nhỏ có mối liên hệ thân thiện và bằng hữu với nhau. Thực vậy, ngày nay có nhiều linh mục và giáo dân có vẻ như chú tâm nhiều vào nền văn hoá hướng đến sự thân thiện và đi ngược lại tính công cộng. Nền văn hoá chúng ta đang sống đánh giá cao về sự riêng tư và thân thiện và vì thế mà các nhóm nhỏ được xem như là nhóm xã hội khả tín duy nhất. Điều này giải thích tại sao nhiều giáo xứ đã rất bận rộn cố gắng để biến các cuộc hội hội phụng vụ thành việc tụ họp thân thiết của một gia đình và bạn bè chính vì điều này đả khiến cho nhiều người nghĩ rằng bất cứ điều gì không theo ý nghĩa này được cho là bảo thủ, là quá quắt và không thể chịu được.

Đây có lẽ là một thách đố để giáo hội duy trì lại tính công cộng và thách thức đối với sự tự tin quá mức vào sự thân thiện, một sự tự tin phát xuất từ các lý thuyết xã hội hiện đại hơn là từ Tin mừng.

Nghi thức chúc bình an không được xem như là dấu chỉ của sự thân mật cá nhân nhưng là dấu chỉ công khai  mà những người đang tham gia phụng vụ biểu lộ với nhau trong Chúa Kitô. Nó phải giữ vai trò truyền thống của nó như là dấu hiệu chia sẻ giữa những người thiện tâm, mặc cho họ có biết nhau hay không. Nghi thức chúc bình an được đưa ra không phải để cho một người nào đó làm bạn với người nào đó  nhưng là để biểu lộ lòng tốt và biểu lộ mức độ các mối liên hệ trong thế giới chung.

Thế còn những việc làm giữa vợ chồng, con cái, bà con và bạn hữu – những người biết nhau từ lâu – hôn nhau và ôm nhau trong lúc chúc bình an thì sao? Thưa rằng những việc làm này có lẽ cần duy trì và thật là sai lầm nếu cấm đoán điều này. Chắc chắn, bí tích thánh thể không bài trừ hay huỷ bỏ các mối liên hệ gia đình, nhưng nó cho chúng ta biết ý nghĩa về sự bình an vượt qua ngoài tất cả các giới hạn của các mối quan hệ.

Chúngta cần nhớ rằng khi tụ họp nhau trong bí tích thánh thể là chúng ta cùng nhau đến như là con cái của Chúa như là những người có mối liên hệ ngang nhau trong bí tích rửa tội. Trong giây phút đó, những người xa lạ và những người đang sống bên lề xã hội cũng gần gũi nhau như anh chị em trong mối liên hệ con cái Thiên Chúa.

Đây là lý do tại sao nghi thức chúc bình an luôn có ý nghĩa khi chia sẻ giữa những người xa lạ cũng như khi khi trao đổi giữa những người thân nhau. Thực sự, chúc bình an  có ý nghĩa nhiều hơn khi được chia sẻ giữa những người xa lạ. Nghi thức chúc bình an công bố rằng chúng ta có thể xa lạ theo cái nhìn con người nhưng không phải trong kế hoạch của Thiên Chúa.

Lm FX Nguyễn Văn Tuyết