KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Thái Độ Cần Có Khi Đọc Kinh Tin Kính
Câu hỏi: Thưa cha, sau bài giảng trong thánh lễ Chúa Nhật hoặc lễ trọng, chúng ta thường đọc kinh tin kính, cha có thể cho chúng con biết khi đọc kinh tin kính thì đâu là thái độ cần có của chúng con?

Trả lời:

Kinh Tin kính là tổng họp các lời tuyên xưng đức tin được dùng trong giáo hội tiên khởi như là qui luật hoặc nền tảng của đức tin Kitô giáo. Nguốn gốc của nó phát xuất từ nghi thức rửa tội cho người lớn và sau này được dùng như là phương tiện để bảo đảm cho giáo lý đích thực để khỏi bị lạc giáo. Có người cho rằng Kinh Tin Kính không phải là kinh thánh vì thế họ thắc mắc tại sao bản văn này lại được bao gồm trong phần phụng vụ Lời Chúa trong thánh lễ?

Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta phải ghi nhận rằng Kinh Tin Kính tóm tắt câu chuyện của Kinh Thánh. Từ sáng tạo cho đến Nhập thể, chết và phục sinh, đến việc Chúa Thánh Thần hiện xuống. Kinh Tin Kính đưa chúng ta xuyên qua toàn thể câu chuyện của lịch cử cứu độ.

Chỉ trong một bản văn ngắn, chúng ta được dẫn đến một tường thuật liên kết từ sách Sáng Thế đến sách Khải huyền, sáng tạo, sa ngã, cứu chuộc. Một thần học gia nói rằng: Những gì Kinh thánh nói thật dài, thì Kinh Tin Kính nói ngắn gọn. Tiến trình từ sáng tạo đến việc cứu chuộc của Chúa Kitô cho đến sứ vụ thánh hiến của hội thánh ngày nay, Kinh Tin Kính trình bày khuôn mẫu của lịch sử nhân loại.

Nói cách khác, Kinh Tin Kính cho biết chúng ta được sinh ra trên thế gian là có lý do. Và rằng vũ trụ không hiện hữu do một việc tình cờ nhưng bởi Thiên Chúa, Đấng tạo dựng trời đất, và đang di chuyển đến một hướng đi cụ thể theo chương trình của Người. Kink Tin Kính cũng cho biết chương trình này hoàn toàn được mạc khải trong Chúa Giêsu, Đấng chỉ cho chúng ta con đường hạnh phúc và cuộc sống vĩnh cửu. Kinh Tin Kính cũng ghi chú cách mà Chúa Giêsu đến và tha thứ tội lỗi chúng ta. Chính nhờ việc thừa nhận này mà chúng ta được cứu độ và được tha thứ. Nó điểm tới sự nổi loạn nguyên thủy chống lại Thiên Chúa của Sa tan và cách mà ma quỉ cám dỗ để Adam và Evà trong vườn địa đàng phạm tội. Vì thế câu chuyện của Kinh Tin Kính cho chúng ta biết về một sự xung đột căng thẳng kéo dài từ thời sáng tạo cho đến hiện nay. Đây là một cuộc chiến giữa sự thiện và sự ác, giữa thiên Chúa và con rắn (St 3:15; Kh 12:1-9). Giữa thành đô của Thiên Chúa và thành đô của con người, giữa nền văn mình của tình yêu và văn hoá của sự chết. Vì thế Kinh Tin Kính nhắc chúng ta rằng cuộc sống chúng ta nằm trong một vỡ kịch vĩ đại hơn. Và chúng ta có một vai trò quan trọng để trong vỡ kịch này. Vấn đế là: Chúng ta tham gia vào vai trò này như thế nào?

Kinh tin Kính không để chúng ta chìm đán trong chủ thuyết tương đối cho rằng không có chọn lựa nào hoàn toàn đúng cũng không có chọn lựa nào hoàn toàn sai, rằng những gì chúng ta tin hoặc làm trong cuộc sống chúng ta không có ảnh hưởng gì đến tương lại. Trái lại Kinh Tin Kính nhắc chúng ta rằng vào cuối điểm của cuộc sống chúng ta sẽ đứng trước Thiên Chúa Đấng sẽ lại đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Tại thời điểm đó, tất cả những chọn lựa của mà chúng ta thực hiện trong cuộc sống sẽ được đặt vào bàn cân trước đấng phán xét, và chúng ta sẽ nhận lấy phần thưởng công chính hoặc án phạt cho cách mà chúng ta đã sống. Vì thế Kinh Tin Kính không cho phép chúng ta trở thành một người thờ ơ đứng ngoài cuộc trong cuộc xung đột quan trọng này. Nó thách đố chúng ta hãy chọn để đứng vào một phía của cuộc xung đột mà chúng ta sẽ chiến đấu cho. Hoặc chúng ta theo phe của những người muốn chúng ta nghĩ rằng không có gì hoàn toàn đúng cũng không có gì hoàn toàn sai? Hoặc theo phe của vị Vua Thiên Đàng và dưới thể Đấng dẫn chúng ta đến hạnh phúc vĩnh cửu trong vương quốc của Người?

Khi tuyên xưng đức tin trong thánh lễ qua Kinh Tin Kính, chúng ta công khai đứng trước toàn thể công nghị và Thiên Chúa tối cao công bố một cách nghiêm chỉnh rằng chúng ta sẽ chiến đấu không chỉ để sống như những người khác của thế gian nhưng nguyện hết tâm hồn trung thành với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên chúng ta.

Khi tuyên xưng Tôi tin vào Thiên Chúa…chúng ta đang biểu lộ một sự việc hoàn toàn có tính cách cá nhân. Chúng ta không chỉ xác nhận rằng Chúa hiện hữu nhưng còn nói rằng chúng ta trao toàn thể cuộc sống của mình cho Chúa. Đấng có thể làm mọi việc cho chúng ta.

Trong thánh lễ, lời tuyên xưng Tôi tin kính… mời gọi chúng ta hãy phó dâng cuộc sống của mình cho Chúa. Đây là thách đố để chúng ta tự hỏi: Ai thực sự là tâm điểm của cuộc sống của tôi trong giây phút hiện tại? Ai là người mà tôi thực sự đặt niềm tin của tôi? Tôi có thực sự tìm kiếm ý Chúa cho cuộc sống của tôi hay không? Tôi có thực sự tin vào những điều chúng ta vừa nghe qua các bài đọc hay không? Và tôi có tin vào những mầu nhiệm mà chúng ta đang sắp tham dự hay không? Đây là những lý do mà chúng ta tuyên xưng đức tin của mình trong các thánh lễ trọng và Chúa Nhật. Mặc dù không ai trong chúng ta có một đức tin hoàn hảo, khi đọc lại Kinh Tin Kính, chúng ta biểu lộ ước muốn của mình để được trưởng thành trong đức tin, để trao nhiều hơn cuộc sống của mình cho Thiên Chúa.

Lm FX Nguyễn Văn Tuyết