KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Trợ Tử (Euthanasia) là gì?
Câu hỏi: Thưa cha, trong những tuần vừa qua, báo chí tường thuật về cuộc tranh luận tại quốc hội Victoria về trợ tử. Con không hiểu tại sao chúng ta không để một người đang đau đớn chết nếu đó là điều mà họ muốn. Xin cha cũng cho con điều gì là trợ tử và không phải trợ tử?

Trả lời: Trước tiên chúng ta cần hiểu “Trợ tử” là gì? (Euthanasia). ĐTC Gioan Phaolô II trong tông thư Evangelium vitae (1995) định nghĩa trợ tử là “một hành động cố ý tạo ra cái chết với mục đích loại bỏ tất cả mọi đau đớn” (EV 65). Điều này có nghĩa trợ tử là giết một người vô tội với mục đích cụ thể là loại bỏ sự đau đớn của cá nhân đó. Bệnh nhân được chích một loại thuốc để bị chết ngay tức thì.

Trong tông thư, ĐTC Gioan Phaolô II xác nhận rằng “trợ tử là một vi phạm to lớn đối với Luật Chúa, bởi vì đây là việc giết người có chủ tâm và vì thế không thể chấp nhận được theo phương diện luân lý. Giáo lý này dựa trên luật tự nhiên và luật Chúa, được giáo hội truyền đạt và giáo huấn giáo hội dạy dỗ. Tuỳ vào hoàn cảnh, việc thực hành này bao gồm việc hợp thức hoá ác tâm để tự tử hoặc giết người” (EV 65).

Sách giáo lý Công giáo cũng nói rất rõ về việc này như sau: “trợ tử thiết lập một sự giết người nghiêm trọng đi ngược với với phẩm giá con người và sự kính trọng Thiên Chúa Hằng Sống, Đấng Sáng Tạo. Một sự sai lầm phán đoán mà một người có thể rơi vào vì thiện ý nhưng thiện ý này không thay đổi được bản chất của hành động giết người, một hành động phải luôn luôn bị cấm và loại bỏ (CCC 2277).

Trong khi luôn luôn là một điều có thể chấp nhận để làm mọi cách để làm giảm đi sự đau đớn của một cá nhân, nhưng chúng ta không thể hợp pháp hoá để đạt lấy mục đích này bằng cách chấm dứt mạng sống con người. Thiên Chúa là chủ của cuộc sống và tuỳ vào Người để quyết định khi nào con người sẽ chết. Chúng ta có thể giết một con vật đang bị đau đớn bởi vì nó là một con vật, nhưng không thể làm như vậy đối với con người được tạo dựng theo hình ảnh Chúa.

Chúng ta không thể quên thực tế về sự thanh tẩy và đau đớn luôn được liên kết với lửa, rằng trong lúc các linh hồn đau khổ trong luyện ngục thì đồng thời họ cũng rất hạnh phúc, bởi vì họ hiểu rằng họ đang được thanh luyện vì thiên đàng. Điều chúng ta cần biết nếu chúng ta chấm dứt mạng sống của một ai đó một cách vội vã, hay nói cách khác, làm cho một người bị chết yểu qua việc trợ tử, chúng ta có thể không phải là làm cho họ khỏi bị đau đớn nhưng trái lại vô tình chúng ta đưa linh hồn họ vào trong sự đau khổ hơn trong luyện ngục. Chúa có thể muốn họ đau khổ một tí nào đó lâu hơn trên thế gian để Người có thể đưa thẳng họ vào thiên đàng. Vì thế hãy để Thiên Chúa quyết định khi nào cuộc sống của họ được kết thúc.

Điều mà chúng ta có thể làm cho một bệnh nhân là cung cấp phương tiện chăm sóc giảm đau như dùng thuốc giảm đau, ngay cả việc này có thể làm cho cuộc sống của họ bị rút ngắn lại, nhưng việc làm này không phải là trợ tử (CCC 2279). Dĩ nhiên, chúng ta phải luôn giúp bệnh nhân luôn tỉnh táo cho đến khi họ hoàn thành các bổn phận luân lý và gia đình của họ và có cơ hội chuẩn bị tâm linh cho cuộc gặp gỡ cuối cùng với Chúa (cf EV 65). Việc này bao gồm cung cấp thức ăn và nước uống và một sự chăm sóc bình thường cho bệnh nhân phải luôn luôn được tiếp tục.

Thêm vào đó, việc chấm dứt xạ trị hay hoá trị nếu biết rõ ràng những điều trị này không có hy vọng đem lại sự chữa lành và chỉ kéo dài sự đau đớn và nếu không có nó, bệnh nhân cũng sẽ chết từ điều kiện cơ bản đó của họ. Đây không phải là trợ tử.

Tuần vừa qua, hạ viện Victoria, Melbourne chấp nhận cho phép trợ tử và giúp tự tử tại tiểu bang, dự luật này đang được đư lên thượng viện tiểu ban để được chấp thuận. Hiện nay tại Sydney cũng đang có những thúc dục nên có những luật như vậy. Chúng ta hiểu rằng trong cuộc tranh luận về trợ tử này, không phải mọi người đang đẩy mạnh việc trợ tử là xấu. Nhiều người trong họ muốn hợp pháp hoá trợ tử vì được thúc đẩy bởi tình yêu chứ không phải ác tâm. Là một điều tốt để muốn những người chung quanh mình không đau đớn một cách không cần thiết. Tuy nhiên, trong số những người này, có người không chỉ được thúc đẩy bởi ý thức sai lầm về lòng thương xót nhưng họ còn dựa vào những dữ kiện sai lầm về vấn đề chấm dứt cuộc sống, và hậu quả nghiêm trọng của việc thay đổi luật pháp.

Một trong những lý do nguỵ biện to lớn nhất dẫn đến việc họ ủng hộ trợ tử, vì theo họ, trợ tử cần thiết bởi vì việc chăm sóc giảm đau không tốt đủ để làm cho bệnh nhân không đau đớn tại thời điểm cuối cùng của cuộc sống.

Hiện nay tại Úc chỉ có 148 chuyên gia chăm sóc giảm đau (palliative care), tuy nhiên đã có 105 vị trong nhóm này, trong tuần qua, đã gởi một lá thư gởi đến các dân biểu của Úc, trong đó, các chuyên gia này đã mạnh mẽ phản đối việc hợp pháp hoá trợ tử và trợ giúp tự tử.

Chúng cần biết thêm rằng, tuy chỉ có 105 người nhưng họ đã phục vụ cho 31,500 bệnh nhân mỗi năm, đây là một việc làm quá tải nhưng công việc chăm sóc giảm đau của họ vẫn được xếp vào hạng tốt thứ hai trên thế giới. Mặc dầu vậy những kết quả này quá thường bị bỏ qua bởi bức tranh ảm đạm về việc chăm sóc đau đớn do những người ủng hộ trợ tử thêu dệt.

Các chuyên gia này cho biết dữ kiện mới nhất của Úc cho thấy không nhiều hơn 2 trong 100 bệnh nhân đang được chăm sóc gỉam đau có thể ở trong tình trạng đau vừa phải hoặc quá đau.

Năm 2015, tường tình của chính phủ tìm thấy rằng việc chăm sóc giảm đau tại các trung tâm thành phố đang “khó khăn để ứng phó với sự gia tăng đòi hỏi,” nghĩa là có một số bệnh nhân không tiếp cận được sự chăm sóc giảm đau đúng lúc. Vì thế họ yêu cầu chính phủ Victoria cung cấp thêm 65 triệu mỗi năm để cải thiện phục vụ của họ, và để bảo đảm bệnh nhân được tiếp cận chăm sóc giảm đau này vào cuối cuộc sống của họ.

Cuối cùng, các nhà chuyên môn này chỉ ra rằng nếu không gia tăng ngân quỹ, thì bất cứ những phàn nàn nào về việc chọn lựa chấm dứt cuộc sống là không trung thực. Bởi vì làm sao một cá nhân có thể có sự chọn lựa vào cuối cuộc sống nếu không có những chọn lựa khác để chọn lựa?

Họ viết: thật là không đạo đức cho bất cứ quyền tài phán quốc gia nào tại Úc để hợp pháp hoá việc trợ giúp tự tử hoặc trợ tử trong khi nhiều bệnh nhân, già cả và tàn tật Úc không thể tiếp cận được sự trợ giúp mà họ cần. Một việc làm như thế không phải là gia tăng việc chọn lựa, nhưng là làm giảm sự chọn lựa về chăm sóc và trợ giúp những người đang thực sự cần.

Trong thế giới tân tiến chúng ta có nhiều phục vụ xoa dịu đau đớn rất tuyệt hảo để làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái mà không cần phải được trợ tử. Nhưng ngay cả khi một cá nhân đau đớn chúng ta không thể dùng đến việc trợ tử để chấm dứt sự đau đớn của họ.

Lm FX Nguyễn Văn Tuyết