KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Ý Nghĩa Thánh Lễ.
Từ thời các Tông đồ, thánh lễ là việc cử hành chính yếu của các Kitô hữu trong việc thờ phượng. Thánh lễ không có gì khác hơn là việc cử hành Bí Tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu đã thiết lập trong ngày Thứ năm tuần thánh khi truyền cho các tông đồ “các con hãy làm việc này mà nhớ đến ta” (Lk 22:19).

Tất cả những gì xảy ra trong thánh lễ thật khó để tóm tắt trong một hoặc hai dòng, bởi vì toàn thể mầu nhiệm cứu cuộc được tóm gọn trong phụng vụ Thánh Thể. Thánh giáo hoàng GioanPhaolô II viết rằng mầu nhiệm cứu chuộc của việc tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô được tóm gọn, loan báo và tập trung trong quà tặng Thánh Thể.

Vì thế, ở đây chúng ta chỉ nói một cách vắn gọn về ba khía cạnh nền tảng của Bí tích Thánh Thể để qua đó lần lượt đi qua ý nghĩa từng phần của Thánh lễ.
(1) Bí tích thánh thể là việctưởng niệm hi tế của Chúa Giêsu trên thánh giá.
(2) Bí tíchthánh thể là sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô và
(3) Bí tíchThánh Thể là sự hiệp thông với Thiên Chúa.

Câu hỏi: Tại sao thánh lễ được gọi là Hy lễ?

Trả lời: Theo giáo huấn Giáo hội, thánh lễ không chỉ là việc nhắc lại cái chết của Chúa trên Thánh Giá nhưng còn làm cho sự hy sinh cứu chuộc của Chúa Kitô tại đồi Canvê trở thành bí tích để qua đó sức mạnh Cứu Chuộc có thể được tác động nhiều hơn trong cuộc sống chúng ta ngay trong giây phút hiện tại. Trong thánh lễ Chúa Giêsu chính là của lễ hiến tế.

Giải thích: Dân Do Thái ngày xưa, khi vào đền thờ phải mang theo động vật như là của lễ dâng hiến như thế nào thì người Công Giáo khi tham dự thánh lễ cũng dâng hy lễ như vậy. Hy lễ này là việc hy sinh của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng mà qua cái chết trên thánh giá đã hiến dâng sự sống của Người như là của lễ toàn thiêu dâng lên Chúa Cha để cứu chuộc nhân loại. Theo giáo huấn Giáo hội, thánh lễ không chỉ là việc nhắc lại cái chết của Chúa trên Thánh Giá nhưng còn làm cho sự hy sinh cứu chuộc của Chúa Kitô tại đồi Canvê trở thành bí tích để qua đó sức mạnh Cứu Chuộc có thể được tác động nhiều hơn trong cuộc sống chúng ta ngay trong giây phút hiện tại. Sách giáo lý Công Giáo dạy rằng “Trong sự thánh hiến được cử hành trong thánh lễ, cùng một Đức Kitô, Đấng đã một lần hiến dâng chính Người trong một cách thức đổ máu trên bàn thờ Thập giá thì ngày nay được tóm lượt và được dâng hiến trong một cách thức không đổ máu trong thánh lễ.” Để hiểu rõ hơn về khía cạnh Hy lễ của Thánh Lễ chúng ta cần khảo sát kỹ hơn những lời Chúa Giêsu đã nói trong Bữa Tiệc Ly trong ngày thứ Năm Tuần Thánh.

Trong đêm trước khi chịu chết, Chúa Giêsu thiết lập Bí TíchThánh Thể như là việc tưởng nhớ cuộc tử nạn và phục sinh của Người. Trong bối cảnh Lễ Vượt Qua. Người cầm lấy bánh và rượu và nói về chúng theo thứ tự như sau: Thân thể Người trao ban và Máu Người đổ ra để tha thứ tội lỗi. Và Chúa kết thúc bữa Tiệc Ly bằng lệnh truyền cho các tông đồ hãy cử hành bữa tiệc này như là sự tưởng nhớ phụng vụ: Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta.

Một điểm quan trọng cần chú ý đó là từ ngữ mà Chúa dùng có một ngụ ý hướng về hy lễ khi nói về Mình và Máu Người. Chúa nói Thân Thể Người sẽ được dâng hiến và Máu Người sẽ đổ ra. Ngôn ngữ này nhắc chúng ta về những nghi lễ hiến tế của người Do Thái mà trong đó thân xác các động vật được dâng hiến và máu của chúng cũng đổ ra. Cũng vậy, Chúa Giêsu, trong bữa Tiệc Ly, đã đi bước trước để thực hiện việc hy tế của Người trên thánh giá khi nói đến Mình và Máu Người được dâng lên như là Chiên Vượt Qua được sát tế.

Điểm thứ hai là ý tưởng về việc tưởng nhớ của Do Thái. Trong Kinh Thánh, sự tưởng nhớ không chỉ là nhớ lại một biến cố của quá khứ nhưng nó còn làm cho biến cố đó trở thành hiện tại. Vì thế, khi nói: Hãy làm việc này mà nhớ đến ta, là Chúa đang truyền cho các tông đồ hãy làm điều đó để nó trở thành hiện tại như một hiến lễ dâng tiến Mình và Máu Người tại bữa tiệc ly theo nghĩa của việc tưởng nhớ KinhThánh này. Thực sự, Mình và Máu mà Chúa Giêsu nói tại bữa Tiệc Ly chính là Mình và Máu đã được hiến tế trên đồi Canvê, và đây là những gì phải được làm để hy lễ này trở thành hiện tại trong Thánh Lễ. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II giải thích: “Chúa Giêsu không chỉ nói rằng điều mà ngài đang cho họ ăn và uống là thịt và máu của Người nhưng còn diễn tả ý nghĩa rằng hi tế và sự hiện diện một cách bí tích của Chúa được dâng hiến trên thánh giá là để cứu độ muôn dân.” Tương tự sách Giáo Lý Công Giáo cũng xác nhận rằng thánh lễ tái thực hiện hy tế của thập giá. Qua Bí tích Thánh Thể, “máu hy tế mà Chúa đã hoàn thành một lần cho tất cả trên Thánh Giá có thể được tái thực hiện, sự tưởng nhớ này tồn tại mãi cho đến tận cùng thế giới, và sức mạnh thánh thiêng của hy lễ này được áp dụng để tha thứ tội lỗi mà hằng ngày chúng ta mắc phạm.”

Lm FX Nguyễn Văn Tuyết.