KHUYẾN MÃI - SỰ KIỆN
Dạy Con Làm Việc.
Khi cùng nhau làm việc và giúp cha mẹ, chúng ta sẽ nhận ra đâu là sự khó khăn và gian khổ để hoàn thành một việc gì đó, và lúc đó mới có thể cảm kích được sự quan trọng và giá trị của mối liên hệ gia đình.

Một chàng trai trẻ học rất giỏi nộp đơn để làm việc tại một công ty lớn nọ. Anh vượt qua được cuộc phỏng vấn thứ nhất vì thế giám đốc công ty phỏng vấn anh lần cuối trước khi đưa ra quyết định. Ông đọc tiểu sử của anh thấy rằng anh học rất giỏi trong tất cả các môn, từ trung học đến đại học.

Ông hỏi anh: anh có nhận được học bỗng nào khi đi học không?.

Anh trả lời: Thưa không. 

Ông hỏi tiếp: Vậy cha anh đã trả tiền học cho anh phải không?

Anh trả lời: Thưa không, cha tôi đã qua đời khi tôi mới được một tuổi. Mẹ tôi là người trả tiền học phí cho tôi.

Giám đốc hỏi tiếp: Mẹ anh làm việc ở đâu?

Anh đáp: Mẹ tôi làm là thợ giặc ủi quần áo.

Ông yêu cầu anh cho ông xem bàn tay của anh. Anh chìa bàn tay rất sạch và đẹp của anh cho ông xem.

Ông hỏi: Trước đây anh có bao giờ giúp mẹ anh giặc quần aó hay không?

Anh trả lời: Không bao giờ, mẹ tôi chỉ muốn tôi học hành và đọc thật nhiều sách. Hơn nữa mẹ tôi giặc quần áo nhanh hơn tôi.

Ông giám đốc nói: Tôi có một yêu cầu. Hôm nay, khi về nhà, anh hãy lau hai bàn tay của mẹ anh, và ngày mai đến đây gặp tôi.

Chàng trai cảm thấy cơ hội có được việc rất cao. Khi về, anh vui vẻ yêu cầu mẹ anh cho phép anh lau hai bàn tay của bà. Mặc dầu rất ngạc nhiên và hạnh phúc, với một cảm giác lẫn lộn, bà chìa bàn tay của mình cho anh. Chàng trai từ từ lau tay cho mẹ. Vừa lau nước mắt cũng từ từ chảy. Đây là lần đầu tiên anh chú ý đến bàn tay của mẹ. Một bàn tay gầy gò nhăn nheo, và có quá nhiều vết trầy. Một vài vết trầy còn mới khiến cho bà quá đau khi nhúng tay vào nước. Đây cũng là lần đầu tiên anh nhận thức rằng đây chính là bàn tay đã giặc dũ quần áo mỗi ngày để có đủ tiền chi phí cho anh ăn học. Những vết trầy trên tay của mẹ là cái giá mà mẹ phải trả cho việc ra trường, học lực xuất sắc và tương lai của anh. Sau khi lau tay cho mẹ, anh còn tiếp tục giặc tất cả quần áo còn lại cho mẹ.

Sáng hôm sau, anh đến văn phòng gặp ông giám đốc.

Ông hỏi: Anh có thể cho tôi biết hôm qua anh đã làm gì và học được gì hay không?.

Anh nói: Tôi đã lau tay của mẹ, và giặc tất cả quần áo còn lại cho mẹ.

Ông hỏi: Anh có thể cho tôi biết cảm giác của anh không?

Chàng trai đáp: thứ nhất tôi cảm kích được rằng nếu không có mẹ, tôi sẽ không thể nào thành công như hôm nay. Thứ hai; khi cùng nhau làm việc và giúp mẹ, tôi mới nhận ra đâu là sự khó khăn và gay go để hoàn thành một việc gì đó. Thứ 3. Tôi cảm kích được sự quan trọng và giá trị của mối liên hệ gia đình.

Ông giám đốc nói: đây mới là người mà tôi đang tìm để quản trị công ty tôi. Tôi muốn nhận một người biết tự lực và đồng thời cũng biết cảm kích sự giúp đỡ và khó khăn của người khác khi hoàn thành công việc cho mình, và một người không đặt tiền bạc như chỉ là mục đích của cuộc sống. Vì thế tôi nhận anh.

Một đứa bé luôn được bảo vệ và theo thói quen luôn nhận được bất cứ điều gì nó muốn, có thể phát triển một “não trạng làm chủ” và sẽ luôn đặt nó lên trên hết. Nó có thể sẽ không để ý đến những cố gắng của cha mẹ. Điều này trở thành thói quen, khi bắt đầu ra làm việc, nó cho rằng mọi người phải nghe lệnh nó. Và nếu trở thành giám đốc, nó sẽ không bao giờ cảm nhận được cho những đau khổ của nhân viên và sẽ luôn đổ lỗi người khác.

Đối với những người này, họ có thể học hành rất giỏi, có thể thành công nhưng sẽ không cảm nhận được sự thoã mãn. Họ luôn phàn nàn, ghen ghét và luôn muốn được nhiều hơn. Nếu  thuộc loại phụ huynh này, chúng ta phải nghĩ xem lại chúng ta đang biểu lộ tình yêu của mình đối với con cái hay đang phá hoại tương lai của chúng?

Chúng ta có thể để con cái sống trong những căn nhà thật lớn, ăn những món ăn thật ngon, làm chủ một máy vi tính thật hiện đại. Nhưng khi cắt cỏ ngoài vườn hãy để chúng làm. Sau bữa ăn, hãy để chúng rửa chén đĩa với những anh chị em khác của chúng. Điều này không phải chúng ta không có tiền để mướn người làm nhưng vì chúng ta muốn yêu thương chúng trong một cách thức đúng đắn. Điều quan trọng nhất là con cái của mình phải học để biết cảm kích và làm việc với người khác.

Bằng mọi cách, tôi đã tỏ cho anh em biết rằng phải lao nhọc như thế mà đỡ đần những người hèn yếu, và ghi lấy những Lời của Chúa Yêsu, vì chính Ngài đã nói: Cho thì có phúc hơn là lấy (Act 20:35).

LM Nguyễn văn Tuyết