THÔNG TIN | Tin Cộng Đồng
Thư mục vụ thứ ba gửi toàn thể giáo sĩ và tín hữu thuộc TGP Sydney
ĐTGM Anthony Fisher OP gửi Thư Mục Vụ thứ ba đến toàn thể giáo sĩ và tín hữu thuộc tổng giáo phận Sydney về các giới hạn mới nhất hầu đối phó với đại dịch Covid19.

Thư mục vụ thứ ba đến toàn thể giáo sĩ và tín hữu thuộc tổng giáo phận Sydney về các giới hạn mới nhất hầu đối phó với đại dịch Covid19

Mọi người dân Úc đang hứng chịu nhiều khó khăn ngay lúc này, khi chúng ta đang tìm cách giới hạn sự lây lan của vi khuẩn Corona. Nhiều người được yêu cầu làm những hy sinh lớn; có người mất việc làm; các tiệm buôn bán phải đóng cửa; bậc cha mẹ phải vật lộn với việc chăm sóc con cái và 'làm việc tại gia' và nhiều sự khác. Là tín hữu công giáo, việc hy sinh lớn nhất của chúng ta là không được tụ họp để cử hành các bí tích thánh, hay ngay cả việc cầu nguyện riêng trong nhà thờ. Chúng ta dâng những hy sinh này trong tình đoàn kết với toàn thể công dân Úc.

Tôi vừa được hỏi về những hàm ý của luật mới nhất về chuyện "giới hạn tụ tập chỉ hai người". Đây là một vài suy nghĩ cho ace:

Trước đây chúng ta đã từng phải chịu những tình huống này 

Trong bài giảng lễ CN tôi đã nhắc đến năm lần thánh lễ đã bị cấm trong lịch sử Úc: suốt 15 năm kể từ 1788 khi những kẻ thực dân đến đây, từ năm 1804 chỉ sau một thời gian ngắn linh mục tội đày cha James Dixon được phép cử hành thánh lễ công khai; từ năm 1818 sau khi cha Jeremiah O'Flynn được cử hành thánh lễ tại xứ thuộc địa trong một thời kỳ rất ngắn ngủi; trong thời kỳ dịch cúm Tâybannha năm 1919; và bây giờ với đại dịch Covid19. Thật là hữu ích cho chúng ta suy gẫm cách cộng đoàn tín hữu Kitô đã sống thế nào trong mỗi tình huống ấy: xem https://www.sydneycatholic.org/homilies/2020/homily-for-mass-for-5th-sunday-of- lent-a/  

Chúng ta có thể học hỏi từ những kinh nghiệm trong quá khứ - và tôi tin chắc nó mang cho ta lý do để hy vọng.

Về nguồn khích lệ cho ta lúc này, tôi trân trọng giới thiệu phép lành toàn xá của ĐTC Francis hôm thứ Sáu trước Ngài đã cầu nguyện: "Lạy Chúa, Ngài đang mời gọi chúng con hãy nắm lấy thời gian đầy thử thách này như thời gian để chọn lựa, không phải là thời phán xét của Ngài, nhưng là thời phán đoán cho chúng con: thời để chọn lựa giữa cái chân thật và cái chóng qua, thời để tách biệt giữa cái cần thiết và cái không cần. Chính là thời để chúng con chỉnh sửa lại cuộc sống cho đúng đường về cùng Chúa và tha nhân." Xem  https://www.vaticannews.va/en/pope/news/2020-03/urbi-et-orbi-pope-coronavirus- prayer-blessing.html 

Việc đóng cửa nhà thờ và v.v...

Ở giai đoạn này, những chỉ dẫn của tôi trong thư mục vụ ngày 23/3 tiếp tục áp dụng về chuyện đóng cửa nhà thờ, không tụ tập công chúng để dâng lễ hay các mục vụ khác, giữ ngày CN, bổn phận thường niên, Rửa tội, Xức dầu bệnh nhân, thăm viếng mục vụ và tư thế sẳn sàng ứng trực của mục tử.

Truyền hình trực tuyến các phụng vụ Tuần Thánh:

Cho đến nay giáo xứ chính toà và 10 giáo xứ có thánh lễ trực tuyến. Thông cáo gần nhất của thủ tướng và của chính quyền tiểu bang NSW không có ảnh hưởng đến những dịch vụ được trực tuyến trong nhà. Thủ tướng và các vị lãnh đạo dân sự đã khen những nhóm tôn giáo về việc truyền hình trong các hoàn cảnh này, và ghi nhận tầm quan trọng của các phục vụ tôn giáo cho đại chúng giữa những thời buổi như vầy.

Tôi nghĩ chúng ta nên giữ số người thực hiện việc trực tiếp truyền hình cao nhất là 10, (như số cho phép ở lễ an táng), bao gồm các chuyên viên kỹ thuật, ca viên, giúp lễ, và linh mục đồng tế; càng ít càng tốt theo quan điểm công chúng. Cần luôn tuân theo các chỉ dẫn hiện hành về khoảng cách an toàn, và vệ sinh, v.v...

Cần nên tránh những góc độ quay của máy thu hình khiến khán giả xem có vẻ như đông người hơn và gần sát hơn so với hiện trường.

Đơn giản hoá các phụng vụ Tuần Thánh

Dĩ nhiên nghi thức của nhà thờ chính toà với nhiều chi tiết cần dài hơn của các giáo xứ, và phụng vụ Tuần Thánh cũng nhiều tình tiết hơn so với các ngày trong năm; tuy nhiên ngay cả phụng vụ ở chính toà cũng cần thu  ngắn, nếu chúng ta muôn giảm thiểu rủi ro, và duy trì lòng hâm mộ của quí khán thính giả. Toà thánh đã cho phép thu gọn các nghi thức (ví dụ không kiệu lá, không rửa chân, không hôn thánh giá ngoại trừ chủ tế, không đốt lửa Phục sinh. Các chỉ dẫn địa phương đã được truyền ra từ Văn phòng Phụng vụ.

Các đơn giản khôn khéo khác gồm như giá sách nhỏ gọn hơn là người giúp lễ bê sách; hạn chế dùng các sách trọng thể, và nên tự rửa tay, một ca viên hay nhạc thu sẳn, dùng máy quay cố định rồi đưa các hoạt động vào giữa khung thâu hơn là phải cần một chuyên viên.

Tôi muốn lưu ý rằng nhà thờ chính toà hay nhà thờ xứ đạo là nơi làm việc của giáo sĩ (và nhân viên văn phòng như ca đoàn và đội giúp lễ), và rằng các giới hạn dành cho nơi làm việc vẫn áp dụng nếu cần. Dĩ nhiên chúng ta sẽ hạn chế số người ngay cả 'nhân viên'. Nhưng hàng giáo sĩ ở nhà thờ chính toà khi đồng tế tại đó, giáo sĩ tại các giáo xứ của họ, và các tu sĩ trong cộng đoàn tu viện, đặc biệt trong Tuần Thánh, là xem như đang làm việc 'tại sở' của họ. Trong các cử hành phụng vụ như thế chúng ta nên chứng tỏ rằng mình sẽ không gây rủi ro cho nhau nhiều hơn lúc chúng ta đang ở nhà xứ và tu viện, nơi nhiều người cùng ở chung một nhà.

Những huấn thị trước đây về đóng cửa nhà thờ, giữ khoảng cách (4 mét vuông/người), giữ vệ sinh, không bắt tay, cần phải là những phản xạ tự nhiên tại các buổi cử hành v.v... tiếp tục áp dụng ở đây. Trong khi bất cứ nghi lễ nào được trực tiếp truyền hình, các cửa nhà thờ phải đóng và giáo dân không được tụ tập bên ngoài, giáo sĩ cũng không ra ngoài nhà thờ để phát chẩn hay trao MTC (vì như thế sẽ khuyến khích họ tụ tập trái phép).

Xưng tội

Vì theo đúng định nghĩa, xưng tội bằng nghi thức thứ nhất là cuộc gặp chỉ giữa hai người nên không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên việc này không thể làm bên trong nhà thờ, hay cách thức nào khiến một nhóm người qui tụ trong một nơi. Vài người đang thử nghiệm giải tội ngoài trời; vài người khác tại nhà xứ hay tại nhà các giáo dân. Các chỉ dẫn hiện hành về khoảng cách, vệ sinh v.v... cần được thi hành. Nhưng vui lòng báo cho giáo dân biết bí tích hoà giải vẫn tiếp tục sẳn sàng bằng cách làm hẹn trước, và những bước cụ thể để làm cuộc hẹn.

Đám cưới

Trong thông báo mới của thủ tướng không có ngụ ý gì ảnh hưởng thêm đến đám cưới trong nhà thờ. Nhưng theo như đã thông báo trước đây đám cưới bây giờ đã hạn chế chỉ còn đôi hôn phối, vị cử hành bí tích và hai nhân chứng. Đám cưới nên hoãn lại là tốt nhất.

Đám tang

Trong thông báo mới của thủ tướng không có ngụ ý gì ảnh hưởng thêm đến đám tang trong nhà thờ. Nhưng theo như đã thông báo trước đây đám tang bị hạn chế chỉ còn 10 người được tham dự. Nên hứa sẽ tổ chức một thánh lễ tưởng niệm người quá cố cho thân nhân của gia đình, bạn bè và giáo dân trong xứ khi hoàn cảnh cho phép.

Vi khuẩn độc đáo kích thích nên những thực hành mục vụ độc đáo trong tổng giáo phận

Đây là những ví dụ về mục vụ mà tổng giáo phận đã thực hiện để đáp lại các nhu cầu và hạn chế đương thời:

  1. 1.Trang mạng của tổng giáo phận về vi khuẩn Corona gồm các nối kết để xem trực tuyến hay tuỳ yêu cầu các nghi thức phụng vụ, bài đọc, các chỉ thị hiện hành về phụng vụ hay sức khoẻ, kinh nguyện, suy niệm, hạnh các thánh trong các thời dịch bệnh, v.v...: https://www.sydneycatholic.org/coronavirus- updates/
  2. 2.Trực tuyến thánh lễ hằng ngày từ nhà thờ chính toà St Mary: https://www.sydneycatholic.org/live-masses/
  3. 3.Tuần báo Catholic Weekly sẳn sàng đầy đủ và đưa tin cập nhật thường xuyên:  https://www.catholicweekly.com.au/   the full digital edition of the paper can also be accessed: https://www.catholicweekly.com.au/catholic-weekly- newspaper-online/
  4. 4.Các thư mục vụ thường xuyên từ toà TGM: https://www.sydneycatholic.org/coronavirus-updates/
  5. 5.Cập nhật thường xuyên các chỉ thị từ hội đồng giám mục công giáo Úc, văn phòng chưởng ấn và văn phòng Phụng vụ về cử hành các bí tích v.v...
  6. 6.Bài đọc thánh hằng ngày trên mạng: https://www.sydneycatholic.org/coronavirus- updates/prayer-resources-for-the-coronavirus-pandemic/#lectio
  7. 7.Các việc sùng kính qua mạng, các bài thuyết giảng và suy niệm, và nhiều nối kết mạng từ khắp Úc hay toàn thế giới.
  8. 8.Nhóm WhatsApp cho mỗi hạt và cho gioá sĩ trẻ để chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm mục vụ.

Các sáng kiến thực hành mục vụ trong giáo xứ

Đây là những ví dụ về mục vụ mà các giáo xứ đã thực hiện để đáp lại các nhu cầu và hạn chế đương thời:

  1. 1.Tính đến nay có khoảng 15 giáo xứ đang truyền hình trực tiếp thánh lễ. Phẩm chất  rất chuyên nghiệp về hình ảnh rõ ràng và âm thanh tốt, có được hơn 10.000 khán thính giả: https://www.sydneycatholic.org/live-masses/
  2. 2.Các nhà thờ có mặt tiền và lối vào hướng ra đường, với những ô cửa kinh lớn đang sáng trưng đèn điện mang lại một nguồn an ủi quí báu cho những ai lái xe ngang qua.
  3. 3.Trang mạng các giáo xứ, bản tin điện tử đang chuyển các thông báo mới nhất, các nối kết đến nguồn tài liệu hữu ích, chỉ dẫn về CatholicCare, hội Bác Ái Vinh-sơn và các dịch vụ giúp đỡ tại địa phương, các tin nhắn ủi an v.v...
  4. 4.Nhiều hình thức kết nối điện tử qua các tiện ích Facebook, Skype/Zoom gặp mặt, nhóm WhatsApp v Google Hangout đã được thành lập trong các giáo xứ để mở các nhóm cầu nguyện trên mạng, nhóm thảo luận, nhóm trẻ và giáo lý viên (chỉ dẫn về cách thức thế nào và lý do tại sao của các nhóm này sẽ được thông tri sớm  từ toà TGM).
  5. 5.Một số linh mục đang cố gắng gọi đ/thoại cho giáo dân của mình (hay ít nhất là những người đang phải tự cách ly) để chúc mừng Đại lễ Phục sinh và đoan chắc nhu cầu thiêng liêng của họ luôn được chăm lo.
  6. 6.Các linh mục đang mang các bí tích đến cho các giáo dân phải ở trong nhà (vì lý do khó khăn) hay tại các nhà hưu dưỡng khi điều kiện cho phép, giải tội cho ai có nhu cầu, và tiếp tục chủ sự nghi thức an táng và các nhu cầu thiêng liêng cấp thiết khác theo điều kiện có thể.
  7. 7.Linh mục, tu sĩ và toán mục vụ đang trấn an những người hay lo lắng hoặc phải đình hoãn những cuộc lễ.
  8. 8.Một số linh mục chuyên biệt đang được huấn luyện, trang bị và tự nguyện phục vụ các người nhiểm vi khuẩn.
  9. 9.Mỗi ngày đổ chuông giáo xứ năm lần với ý chỉ cầu nguyện của công đoàn cho từng giáo dân.
  10. 10.Một "tiền sảnh ảo để chào nhau" để gặp mặt qua tiện ích Zoom thánh lễ.
  11. 11.Các thiện nguyện viên của giáo xứ chuyển giao thực phẩm, thuốc men, thiệp cầu nguyện, trứng Phục sinh đến tận cửa những người đang phải tự cách ly
  12. 12.Giáo xứ, tu viện, và 'giáo hội tại gia' của các gia đình và nhiều cá nhân đang liên lỉ câu nguyện cho Mẹ Giáo hội và toàn thế giới ngay lúc này.

 

Các giải đáp từ khắp mọi nơi trong Giáo hội

  1. 1.Các trường công giáo Sydney đang bảo đảm giáo dục qua mạng cho mọi trẻ em cần ở nhà (với lưu tâm đặc biệt cho các em không có máy tính ở nhà) và sự giám sát cho một số nhỏ vẫn còn đến trường.
  2. 2.Hổ trợ chi phí giúp đỡ các gia đình đang phải chật vật về tài chánh và nhu yếu phẩm khác.
  3. 3.CatholicCare, hội Bác ái Vinh-sơn và các ngành cứu trợ công giáo khác đang nổ lực áp dụng những đổi mới trong thực hành hầu bảo đảm các phục vụ dành cho những kẻ dể tổn thương và có nhu cầu khẩn thiết luôn được duy trì và tăng triển giữa thời buổi cấp bách này; và đương nhiên bao gồm các việc phục vụ cho người vô gia cư là giới chịu nhiều rủi ro nhất trong hoàn cảnh này.
  4. 4."Đường dây" CatholicCare đang bảo đảm các hổ trợ thực tiển, tư vấn và phục vụ khác được chu cấp từ cộng đoàn địa phương hoặc trên mạng khi cần thiết, đặc biệt cho các người đang phải cách ly, hay lo lắng hoặc bất ổn về tài chánh. Đường dây gọi này có số 13 18 19 dành cho những ai cần trợ giúp trong trường hợp khẩn cấp.
  5. 5.CatholicCare cũng đang giúp điều hợp việc chăm lo cung ứng nhu yếu phẩm trong các giáo xứ đến giáo dân đang phải cách ly và cao niên; đã có 10 giáo xứ tham gia chương trình này.

Nhân viên văn phòng ở cấp tổng giáo phận và giáo xứ

Hiện nay đa số nhân viên văn phòng của tổng giáo phận đang làm việc từ nhà theo chỉ thị của chính phủ. Trung tâm Polding vẫn mở cửa để nhận thư tín, bưu phẩm và các thương vụ cấp bách. Quan khách đã hạn chế dành riêng cho các việc thiết yếu, và các buổi hội họp được tiến hành qua truyền hình. Các sinh hoạt khẩn cấp như chuyên viên điện toán, chi trả hoá đơn, trả lương vẫn làm tại Polding Centre, và có chiều hướng sẽ tiếp tục như thế, cho dù chính quyền có thể bắt buộc đóng cửa. Một điện thư đã được gửi đến mọi cha xứ, vị giám quản hôm thứ Sáu vừa qua nói về hoạt động của văn phòng giáo xứ với tình hình nhà thờ đóng cửa bây giờ; cách riêng các cha xứ được yêu cầu giảm ngày/giờ làm việc cảu thư ký vì ít công việc hơn. Chúng tôi cũng đã cắt giảm nhân viên/giờ tại văn phòng chính toà. Sẽ tăng thêm các cách thức hầu cắt giảm chi tiêu tuỳ theo thời gian nhà thờ phải đóng cửa bao lâu, và các giáo xứ với nguồn thu nhập yếu, nhưng chúng ta sẽ gắng hết sức tránh phải mất đi các nhân viên tốt hảo của mình, và tạo thêm gánh nặng về tài chánh cũng như tâm lý cho họ.

Nâng đỡ hàng giáo sĩ

Tôi tái khẳng định sự sát cánh và lòng biết ơn của tôi đến các mục tử vẫn kiên cường giữa các tình huống kỳ lạ này, và các suy gẫm về nó, áp dụng và chia sẻ với nhau các phương thức mới đầy khôn ngoan và sáng tạo để chăm sóc cho đoàn chiên. Các vị đặc trách giáo sĩ cấp giáo phận, cấp miền và cấp hạt sẽ tiếp tục duy trì liên lạc thường xuyên để biết chúng ta sinh hoạt và giúp đỡ nhau thế nào. Tôi sẽ chủ sự các buổi họp truyền hình qua tiện ích Zoom, và hết thảy giáo sĩ được mời tham dự để cùng suy gẫm với nhau làm thế nào chúng ta có thể đáp ứng với các thách đố hiện tại.

Tôi cảm ơn Ban tính phụ cấp cho giáo sĩ đã khởi xướng việc giảm phụ cấp cho giáo sĩ trong lúc này, trong tâm tình đoàn kết với công chúng. Các cắt giảm này cũng sẽ áp dụng cho tổng giám mục, giám mục phục tá và giáo sĩ nhận phụ cấp từ văn phòng chưởng ấn.

Kết luận

Những biện pháp được thực hiện do chính phủ và giới thẩm quyền về sức khoẻ, tuy có vẻ rất nhiệm nhặt, dựa trên các cố vấn tốt nhất hiện có để làm mọi điều cần thiết cho công chúng được an toàn. Đấy rõ ràng là các biện pháp của sự quan tâm và lòng nhân ái nên Giáo hội vui vẻ hợp tác, tuy vẫn là thách đố cho chúng ta, trong khi chúng ta vẫn tìm phương thức duy trì đời sống cầu nguyện và thờ phượng, hoặc giáo huấn và an ủi, đồng thời gia tăng việc mục vụ và các chăm lo khác cho công chúng.

Tiến trình sinh ra, chết đi và rồi được tái sinh chính là điều mọi ki-tô hữu luôn mong đợi cho đoàn con cái cưng yêu của Thiên Chúa như Ít-ra-en, cho các bạn thân của đức Giê-su như La-za-rô, và cho chính Giáo hội. Mẹ Giáo hội đã từng chịu đựng nhiều lần như vầy. Mỗi người chúng ta cũng hãy vượt qua các khởi đầu, kết thúc và tái sinh khác nhau, các hoán cải khác nhau, biến cải và hối cải. Nhưng như Chúa Giê-su từng tuyên bố về La-za-rô trong Phúc Âm CN vừa qua, và cũng cho cả chúng ta, câu chuyện " sẽ không chấm dứt trong cái chết nhưng trong vinh quang của Thiên Chúa". Xin trao gửi tình thương và lời cầu nguyện của tôi đến toàn thể anh chị em.

Trong tình yêu của đức Ki-tô,

ấn ký 

Anthony Fisher OP

Tổng giám mục Sydney