THÔNG TIN | Tin Giáo Hội
ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm Miến Điện và Bangladesh vào cuối tháng 11.
Dân số Miến Điện đa số là tín đồ Phật Giáo. Tín đồ Thiên Chúa Giáo chỉ chiếm trên 6% trong số có 1 phần 5 là người công giáo. Trong khi đó tại Bangladesh, tín đồ Thiên Chúa Giáo chỉ chiếm 0.4% dân số.

Mặc dầu bang giao giữa Tòa Thánh và Miến Điện đang gặp sóng gió thế nhưng Điện Vatican vẫn xác nhận ĐTC Phanxicô sẽ viếng thăm Miến Điện và Bangladesh vào cuối tháng 11 năm nay.

ĐTC sẽ đến thăm hai thành phố Yangon và Nay Pyi Taw từ 27 đến 30 tháng 11 và sau đó là tại thành phố Dhaka ở Bangladesh từ 30 tháng 11 đến 2 tháng 12.

Hồi tháng 5, Vatican và Miến Điện đã thành lập bang giao sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa bà Aung San Suu Kyi trong tư cách cồ vấn tối cao của nhà nước Miến Điện với ĐTC Phanxicô tại Vatican.

Năm 2015, ĐTC Phanxicô đã bổ nhiệm đức cha Charles Maung Bo – tổng giám mục Yangoon – trở thành hồng y đầu tiên của Miến Điện. Năm ngoái khi đến thăm Anh Quốc, Hồng Y Bo tuyên bố đất nước của ngài đang bước vào một “mùa hy vọng”. Ngài nói : “Đất nước của chúng tôi đã trải qua 5 thập niên khổ nạn vì những con người xấu. Ai cũng nghĩ đó là một đất ước không có Phục Sinh. Từ xa, quý vị đã chứng kiến sự đau khổ của đất nước này. Vào lúc này nhiều quốc gia cũng đang đi qua con đường khổ nạn đó, sau Bức Màn Sắt, còn tại quốc gia chúng tôi gọi là Bức Màn Tre".

Miến Điện là một quốc gia mà đa số là tín đồ Phật Giáo. Tín đồ Thiên Chúa Giáo chỉ chiếm trên 6% trong số có 1 phần 5 là người công giáo. Trong khi đó tại Bangladesh, tín đồ Thiên Chúa Giáo chỉ chiếm 0.4% dân số.

Ông Benedict Rogers, tác giả 3 cuốn sách về Miến Điện ghi nhận là ĐTC rất quan tâm đến cảnh ngộ của sắc dân hồi giáo Rohingya ở Miến Điện. Ông nói : “Điều quan trọng đối với Ngài là cần phải đoàn kết với cộng đồng hồi giáo đang bị bách hại và đề cao những giá trị nhân bản, tự do tín ngưỡng và sự hài hòa liên tôn”.

Ông Rogers hy vong qua chuyến viếng thăm tại Miến Điện và Bangladesh ĐTC cũng sẽ đề cập đến tình cảnh của một số sắc dân thiểu số khác như Kachin và Shan cũng đang bị quân đội Miến Điện đàn áp và bắt bớ như sắc tộc Rohingya.

Nguồn catholicherald

Vũ Nhuận chuyển ngữ