THÔNG TIN | Tin Giáo Hội
Đức Thánh Cha nói gì về Hôn Nhân Đồng Tính?
Trong một bài viết cô đọng đăng trên trang mạng sydneycatholic.org, ĐTGM Anthony Fisher – TGP Sydney – đã cho biết quan điểm và lập trường của ĐTC Phanxicô về Hôn Nhân Đồng Tính trong bối cảnh người công giáo sẽ bỏ phiếu NO hay YES cho vấn đề này trong cuộc trưng cầu dân ý tới đây.

Trong một bài viết cô đọng đăng trên trang mạng www.sydneycatholic.org, ĐTGM Anthony Fisher – TGP Sydney – đã cho biết quan điểm và lập trường của ĐTC Phanxicô về Hôn Nhân Đồng Tính trong bối cảnh người công giáo sẽ phải quyết định bỏ phiếu NO hay YES cho vấn đề này trong cuộc trưng cầu dân ý tới đây. ĐTGM viết :

“Một vài nhà bình luận mới đây đưa ra ý kiến là Lòng Trung Thành với giáo huấn của Hội Thánh và với ĐTC sẽ cho phép, thậm chí còn đòi hỏi phải ủng hộ Hôn Nhân Đồng Tính. Họ ngụ ý là các giám mục tại Úc đã hiểu sai giáo huấn của giáo hội và đã tỏ ra Bất Trung với ĐTC khi nói rằng người công giáo nên bỏ phiếu NO.

Thế nhưng thực tế ĐTC đã nói gì về vấn đề này?

Vào tháng tư năm 2010, khi còn là tổng giám mục Buenos Aires, ĐTC Phanxicô đã cho phổ biến một lá thư mục vụ thay mặt cho các giám mục tại Á Căn Đình với nội dung mạnh mẽ chống lại việc tái định nghĩa hôn nhân theo luật lệ tại quốc gia này. Ngài nhắc nhở chính quyền dân sự về trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ hôn nhân và sự đóng góp độc nhất vô nhị của hôn nhân cho ích lợi chung.

Ngài nhận xét là nhà nước không kỳ thị một cách bất công khi đòi hôn nhân phải là giữa một người nam và một người nữ. Ngài nhìn nhận đó là một thực tế tự nhiên. Giáo hoàng tương lai nhận định tiếp : “Một khế ước hôn nhân – giữa một người nam và một người nữ - không giống như sự tác hợp giữa hai người đồng tính. Khi tìm cách phân biệt giữa hai hình thức này không có nghĩa là kỳ thị mà là tôn trọng sự khác biệt. Vào lúc mà chúng ta nhấn mạnh đến sự phong phú đa dạng trong lãnh vực văn hóa và xã hội, thì thật là trái chiều nếu chúng ta tìm cách giảm thiểu những khác biệt nhân bản nền tảng đó. Một người cha không thể như một người Mẹ. Chúng ta không thể giáo dục thế hệ tương lai khi chúng chuẩn bị xây dựng một gia đình là có thể xây dựng dựa trên mối quan hệ ổn định giữa một người nam và một người nữ cũng tương tự như sống với một người đồng tính”.

Thế nhưng sau khi trở thành giáo hoàng liệu hồng y Bergoglio có thay đổi quan điểm và lập trường về hôn nhân đồng tính hay không?

Ngài nổi tiếng khi nhấn mạnh đến nhu cầu của giáo hội là cần phải gần gũi với tha nhân, đồng hành với họ về mặt mục vụ giữa những phức tạp trong đời sống và giúp họ chữa lành vết thương của họ. Ngài ý thức một cách tinh tế rằng có nhiều người với xu hướng đồng tính cảm thấy bị giáo hội và xã hội gạt sang bên lề. Ngài từng tuyên bố sẽ không xét đoán những người đồng tính chân thành tìm kiếm Chúa và tìm kiếm điều tốt lành.

Tuy nhiên việc chăm sóc mục vụ cho người đồng tính kể cả cho những cặp hôn nhân đồng tính cần phải phù hợp với Chân Lý của Hôn Nhân là một sự liên kết cả đời giữa một người nam và một người nữ với mục đích sinh con đẻ cái. Chính vì thế mà ĐTC từng mạnh mẽ chỉ trích “chủ nghĩa cá nhân tự kỷ của văn hóa thời thượng cổ xúy một sự tự do không trách nhiệm”. Ngài cũng chỉ trích “những ý thức hệ tấn công trực tiếp vào gia đình”.

Ngài nghĩ rằng những thế lực văn hóa đó coi nhẹ mục đích tự nhiên và được linh thiêng hóa của hôn nhân và gia đình. [1] Ngài lý luận rằng giá trị của hôn nhân và của gia đình dựa trên hôn nhân không những tùy thuộc vào hạnh phúc và sự thánh thiêng của cá nhân mà còn tùy thuộc vào sự chuyển giao Đức Tin và Luân Lý trong bối cảnh kinh tế và chính trị, chuyển giao việc chăm sóc cuộc sống qua các thế hệ và từ đó tạo hướng đi của nhân loại qua lịch sử.

[2] Trong nội dung đó, ĐTC nhiều lần lập luận rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính có thể là “một bước thụt lùi cho nhân loại” [3] và gây tác hại trầm trọng cho mọi người – kể cả người đồng tính – bởi vì sinh thái học nhân bản tùy thuộc vào một nền văn hóa hôn nhân lành mạnh. [4] Văn hóa đó sẽ lôi kéo hai phái tính lại với nhau qua một cuộc sống hôn nhân và bảo đảm con cái sẽ nhận được món quà đóng góp của cả hai phía cha mẹ dành cho nhau và dành cho chúng.

[5] Trích dẫn từ lá thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Úc Don't Mess With Marriage và với quan điểm của riêng mình qua tông huấn Amoris Laetitia, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh là mỗi người phối ngẫu đóng góp trong việc nuôi dạy con cái theo cách thức chuyên biệt của mình. Tôn trọng nhân cách của đứa trẻ có nghĩa là khẳng định nhu cầu tự nhiên của chúng là có một người cha và một người mẹ. [6] Hình thức “thuộc địa về mặt ý thức hệ” sẽ dẫn đến tình trạng bối rối trong vần đề tình dục và hôn nhân, từ đó làm biến dạng kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa, làm cho đứa trẻ mất những quyền tự nhiên và gây tác hại cho cá nhân và cộng đồng. Vì thế chúng ta cần phải chống lại. [7] Điều đáng buồn là “nhiều quốc gia đang chứng kiến sự hủy hoại gia đình về mặt pháp lý, với xu hướng chấp nhận những mô hình chỉ dựa trên sự độc quyền của ý muốn cá nhân.

[8] Thay bằng rút lại lập trường kiên quyết có từ 2.000 năm qua của Giáo Hội Công Giáo (theo mặc khải và theo luật tự nhiên) là hôn nhân chỉ có thể giữa một người nam và một người nữ, [9] Đức Thánh Cha Phanxicô đã bênh vực mạnh mẽ quan điểm đó. Những ai cho rằng Ngài ủng hộ chiến dịch bỏ phiếu YES trong cuộc trưng cầu dân ý tới đây, hoặc họ không đọc hết các tác phẩm của Ngài hoặc họ cố tình xuyên tạc.

Bỏ phiếu NO là bỏ phiếu theo quan điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Nguồn sydneycatholic.org

Vũ Nhuận chuyển ngữ

Ghi chú :

[1] Pope Francis, Amoris Laetitia: Post-Synodal Apostolic Exhortation on Love in the Family (2016), 33-34, 39-40 etc.; Address to the Faculty and Students of the John Paul II Institute for Studies of Marriage and the Family, 27 October 2016.

[2] Amoris Laetitia, 52.

[3] Edward Pentin, 'Pope repeats that same-sex 'marriage' is "anthropological regression' National Catholic Register, 3 January 2014.

[4] Pope Francis, General Audience, 5 June 2013; Address to the European Parliament, Strasbourg, 25 November 2014; Address to the Filipino Authorities and Diplomatic Corps, Manila, 16 January 2015.

[5] Pope Francis, Address to the European Bishops Conference, 3 October 2014; Address to the European Parliament, Strasbourg, 25 November 2014; Address to the Filipino Authorities and Diplomatic Corps, Manila, 16 January 2015; Amoris Laetitia, 81-83, 166ff, 172ff etc.

[6] Amoris Laetitia, 172; cf. Address to the International Colloquium on the Complementarity of Man and Woman, Rome, 17 November 2014.

[7] Likewise in Pope Francis, Address to the International Colloquium on the Complementarity of Man and Woman, Rome, 17 November 2014; Address to Filipino Authorities and Diplomatic Corps, Manila, 16 January 2015.

[8] Amoris Laetitia, 53.

[9] Congregation for the Doctrine of the Faith, Considerations regarding Proposals to Give Legal Recognition to Unions between Homosexual Persons, 3 June 2003.