THÔNG TIN | Tin Giáo Hội
Hình Chúa Giêsu trong nhà các tín hữu bị thay bằng hình Tập Cận Bình
Người Công giáo Trung Quốc lo sợ thời Cách mạng Văn hóa trở lại sẽ thúc đẩy ‘sự sùng bái ông Tập’ và khuyến khích con cái theo dõi và đấu tố cha mẹ

 

Bắc Kinh. Nhà chức trách ở tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc, đang thay tượng ảnh tôn giáo trưng bày trong các gia đình Kitô hữu bằng hình lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình.

Hôm 12-11, tài khoản trên WeChat, mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc, của chính quyền thị xã Huangjinbu, hạt Yugan đăng lên các hình ảnh cho thấy các viên chức đang gỡ bỏ thánh giá và các tượng ảnh tôn giáo khác trong nhà người dân. Các viên chức nói rằng các Kitô hữu đã “nhận ra sai lầm và quyết định không tin vào Chúa Giêsu nữa mà tin vào đảng Cộng sản”, và cho biết các Kitô hữu tình nguyện gỡ bỏ 624 tượng ảnh tôn giáo của mình và treo 453 hình ông Tập. Họ còn còn khẳng định đang “cải đạo” Kitô hữu trung thành theo đảng Cộng sản thông qua chương trình giảm nghèo và các chương trình giúp người kém may mắn. Gần 10% trong số một triệu dân đa số nghèo khổ của hạt Yugan là Kitô hữu.

Cha Andrew, không muốn cho biết tên đầy đủ vì sợ chính quyền trả đũa, nói với ucanews.com rằng việc tháo dỡ các tượng ảnh Kitô giáo liên quan đến việc các viên chức phát tiền cho những hộ gia đình nghèo để họ treo hình ông Tập.

Cha John, ở miền bắc Trung Quốc, cảm thấy ông Tập đã trở thành “Mao Trạch Đông thứ hai” sau Đại hội đảng hồi tháng 10, và dự đoán các nơi khác trên cả nước sẽ bắt chước hạt Yugan.

Qua “Qui định về Tôn giáo” mới sửa đổi của đảng sẽ được thi hành vào ngày 1-2, Kitô hữu và các nhà quan sát tin rằng chính sách tôn giáo sẽ theo đúng như mô hình “Trung Quốc hóa” của ông Tập.

Ying Fuk-tsang, trưởng khoa thần học tại Đại học Trung Quốc Hồng Kông, chỉ ra mối nguy hiểm của các hình thức sùng bái cá nhân kiểu “Chủ tịch Mao”. Trong thời Cách mạng Văn hóa, tình trạng bất khoan dung tôn giáo và tư tưởng độc đoán của Mao Trạch Đông chiếm lĩnh.

Các linh mục ở Trung Quốc nói chuyện với ucanews.com rằng không thấy có sự trở lại trực tiếp thời Cách mạng Văn hóa, tuy nhiên, họ lo sợ sự kiểm soát tôn giáo và xã hội sẽ tiếp tục gia tăng. một linh mục phát biểu: “Như thế sẽ không tốt.”

Việc Trung Quốc phát hành các video khuyến khích trẻ em theo dõi gia đình mình cũng mang lại những ký ức đen tối của thời Cách mạng Văn hóa (1966-1976) lúc đó giới trẻ buộc phải thi hành theo ý thức hệ của đảng Cộng sản. Hồng Vệ binh trẻ tham gia bắt giam và công khai làm nhục bất kỳ ai bị xem là không làm theo giáo huấn của lãnh đạo cách mạng Mao Trạch Đông.

Gần đây Hội Giáo dục Trung Quốc trực thuộc Bộ Giáo dục, phát hành hai video online dạy học sinh tố cáo các thành viên trong gia đình có thể gây ra những mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Một video dành cho học sinh tiểu học và một dành cho học sinh trung học. Hai video này dạy học sinh tố cáo với cục an ninh quốc gia bất kỳ người nào bao gồm bố mẹ có thể đang chuyển tiếp thông tin mật bất hợp pháp, đặc biệt là cho người ngoại quốc. Các video này còn cung cấp một đường dây nóng để báo cáo các hoạt động khả nghi.

Theo thông báo của chính quyền, hai video này được phát hành theo đúng chiến lược lồng ghép các mục tiêu an ninh quốc gia vào hệ thống giáo dục của Chủ tịch Tập. Tuy nhiên, sau khi các video này được đăng tải, một blogger nói kêu gọi học sinh theo dõi các hoạt động của các thành viên trong gia đình là ‘tẩy não’ giống thời Cách mạng Văn hóa.

Gioan,  một người Công giáo 30 tuổi ở Chiết Giang chia sẻ giáo viên tư thục, nghi ngờ nhu cầu tạo ra các đặc vụ an ninh vị thành niên, ông nói: “Các video này làm tôi nhớ lại các Hồng Vệ binh trong thời Cách mạng Văn hóa” . Trong thời Cách mạng Văn hóa, người trẻ được khuyến khích chỉ trích người lớn tuổi trong nhà bao gồm bố mẹ và giáo viên. Những người bị buộc tội làm gián điệp cho các thế lực nước ngoài bị bắt giam và đánh đập để nhận tội.

Trung Quốc phát hành các video này sau Đại hội Toàn quốc lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc, được nhiều người xem là nâng ông Tập lên một vị thế lịch sử ngang hàng với Mao Trạch Đông.

Nguồn UCAN Newss.