THÔNG TIN | Tin Giáo Hội
Hội Đồng Giám Mục Úc kêu gọi một nền kinh tế công bằng hơn.
Các giám mục nhấn mạnh rằng mặc dầu kinh tế tăng trưởng, thế nhưng sự phồn thịnh đã không được phân chia đồng đều với 20% phần trăm nóc gia đứng đầu chiếm tài sản nhiều hơn 20% những người nghèo nhất.

Mặc dầu kinh tế Úc tăng trưởng liên tục trong một phần tư thế kỷ, thế nhưng thực tế là vẫn còn gần 3 triệu người kể cả 730.000 trẻ em sống trong cảnh túng thiếu. Đó là nhận định của hội đồng giám mục Úc qua một thông báo được công bố hôm 7 tháng 9 và nhân dịp này hội đồng kêu gọi cần phải có một nền kiinh tế công bằng hơn.

ĐGM Vincent Nguyễn Văn Long chủ tịch ủy ban công lý xã hội trong bài phát biểu nhân dịp công bố thông báo về Công Lý Xã Hội của hội đồng giám mục Úc năm 2017 – 2018 có tựa đề Everyone’s Business: Developing an inclusive and sustainable economy về nhu cầu cần phải tiến đến một nền kinh tế dựa trên các nguyên tắc công lý và công bằng, phục vụ mọi người, đặc biệt là những người bị thiệt thòi nhất và bị gạt sang bên lề xã hội.

Các giám mục nhấn mạnh rằng mặc dầu kinh tế tăng trưởng, thế nhưng sự phồn thịnh đã không được phân chia đồng đều với 20% phần trăm nóc gia đứng đầu chiếm tài sản nhiều hơn 20% những người nghèo nhất.

Thông báo đưa ra 4 trường hợp bất công trong xã hội Úc hiện nay bao gồm tỷ lệ gia tăng những người trong hoàn cảnh tài chính bấp bênh, làm những công việc với đồng lương rẻ mạt, sống dưới mức nghèo đói mặc dầu có việc làm, những người được trợ cấp xã hội vẫn sống trong cảnh nghèo đói và phải đối diện với với những trở ngại về mặt hành chính mỗi khi muốn cải thiện đời sống, những công nhân với mức lương thấp, người tầm trú, người thuê nhà cao tuổi và đặc biệt là phụ nữ là những người phải khồn khổ nhất vì tình trạng khủng hoảng gia cư và trong khi số người thổ dân trong tù có tỷ lệ quá cao, họ bị thiệt thòi trong các lãnh vực y tế, giáo dục công ăn việc làm và lợi tức.

Các giám mục khẳng định 5 nguyên tắc được coi là nền tảng của một nền kinh tế công bằng không loại bỏ bất cứ ai, phát nguồn từ Tin Mừng và từ giáo huấn của giáo hội về công bằng xã hội. Đó là con người và thiên nhiên không đơn thuần chỉ là dụng cụ sản xuất, tăng trưởng kinh tế tự bản chất không thể bảo đảm một sự phát triển bền vững và bao hàm; công bằng xã hội phải được xây dựng tại trung tâm của kinh tế; thương mại phải có lợi cho mọi người, không chỉ cho giới cổ đông; và những thành phần bị thiệt thòi và loại trừ trong xã hội cần phải được lưu tâm khi các chính sách được quyết định.

Nguồn catholicweekly

Vũ Nhuận chuyển ngữ