THÔNG TIN | Tin Giáo Hội
Những khu vực hành hương ở Thánh Địa có bị tàn phá bởi cuộc chiến giữa Do Thái và Hamas hay không?


Cuộc chiến của Do Thái chống lại nhóm khủng bố Hamas bắt đầu vào ngày 7 tháng 10 vẫn tiếp tục từ đó trong suốt tháng 10 và 11 trước khi cuộc ngưng bắn tạm thời vào tuần vừa qua.

Theo sự phân tích của nhật báo New York Time qua hình ảnh vệ tinh cho thấy rằng khoảng một nửa các toà nhà tại phía bắc của dải Gaza đã bị hư hại hoặc tàn phá kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.

Hàng trăm năm nay, nhiều Kitô hữu trên toàn thế giới đã đến hành hương cầu nguyện tại những khu vực thánh ở Israel và Palestine. Nhiều người lo lắng những khu vực thánh này có bị tàn phá hay hư hại trong cuộc chiến hay không.

Theo thông tấn xã Reuters, quân khủng bố Hamas làm chủ nhiều hoả tiển có khả năng bắn xa khoảng 150 dặm. Mặc dầu những hoả tiển theo lý thuyết có thể bắn tới những khu vực thánh ở Giêrusalem và xa hơn nữa, nhưng với hệ thống bảo vệ phòng không của Israel đã chặn được hầu hết những hoả tiển tấn công đến từ Gaza ở phía bắc, hoặc bởi nhóm khủng bố Hezbollah được hậu thuẫn bởi Iran, đồng minh của Hamas.

Dòng Phanxicô từ 800 năm qua đã được Đức Giáo Hoàng Clementê VI giao trách nhiệm cai quản những nơi thánh cho giáo hội Công giáo tai Thánh địa. Hiện nay các cha đang cai quản 65 khu vực thánh thiêng nhất tại Thánh địa, bao gồm Đền thờ Giáng Sinh, vườn Giếtsêmany, và đền thờ Ngôi mộ Chúa, nơi mà Chúa chết và sống lại. Thêm vào đó cùng với nhiều khu vực thánh khác trải dài từ Isreal đến Palestine, Syria, Lebanon, Jordan và Ai Cập.

Cha David Grenier, dòng Phanxicô, đại diện thánh địa tại Hoa Kỳ, cho biết hiện nay không có khu vực nào dưới quyền cai quản của dòng bị đe doạ từ chiến tranh, ít nhất từ việc dội bom hoặc hoả tiển một cách trực tiếp. Chúng tôi rất may mắn bởi vì không có sự đe doạ trực tiếp từ chiến tranh. Chúng tôi phải nói rằng chúng tôi may mắn chúng tôi không có bất cứ đền thánh nào bị hư hại hoặc có nguy cơ bị hư hại.” Thay vào đó ngài nói, đe doạ đang dối diện các khu vực thánh tại đây là những điều không thể nhìn thấy được, một sự thiếu hụt tài chánh ủng hộ từ khách hành hương quốc tế.

Tại Bêlem, có khoảng 90% tín hữu sống ở đó làm việc trực tiếp với việc phục vụ các nhóm hành hương, làm việc tại nhà hàng, khách sạn, tiệm bán đồ lưu niệm, hướng dẫn viên hoặc tại các đền thánh.

Việc giới nghiêm và những hạn chế trong đại dịch Covid đã đánh mạnh vào các nhân viên này trong nhiều năm, và hiện tại những con đường ở Giêrusalem lại một lần nữa trống vắng. Cuộc chiến hiện tại đã buộc phải huỷ bỏ những cử hành Giáng Sinh tại thành phố nơi Chúa Giêsu sinh ra. Những cử hành này được chuẩn bị rất cẩn thận cho một lượng lớn kỷ lục khách hành hương, và với Giáng sinh đang đến… người dân cảm thấy chán nản.

Nhiều Kitô hữu, đặc biệt những người trẻ nói rằng, “đâu là ly do để ở lại đây? Tốt hơn đi và sống ở một nơi khác.” Đó là một điều rất buồn bởi vì dầu sao đây vẫn là nơi mà Giáo hội được sinh ra. Và nếu để nơi đó không có một cộng đòan Kitô hữu địa phương sinh sống là một điều rất đáng buồn.”

Hằng năm các cha Phanxicô nhận được tiền từ việc quyên góp vào Thứ Sáu Tuần Thánh trên toàn thế giới. Theo truyền thống, các cha Phanxicô cai quản Thánh địa nhận được 65% số tiền này và 35% còn lại được trao cho bộ các Giáo hội Đông Phương để trợ giúp các chủng sinh và linh mục cũng như các hoạt động giáo dục và văn hoá. Năm 2022 số tiền quyên góp được khoảng hơn 9 triệu đôla.

Hiện nay, các cha Phanxicô tại Thánh Địa đang xúc tiến một chiến dịch gây quỹ khẩn cấp để trợ giúp các Kitô hữu tại Thánh Địa và những khu vực thánh mà họ đang quản thủ.
 

Tuyêt Nguyễn chuyển dịch

Nguồn: CNA