THÔNG TIN | Tin Giáo Hội
Những người Công Giáo tìm cách chấm dứt cuộc sống của họ bằng cách chọn tiến trình trợ tử không được nhận lấy Bí Tích Xức Dầu Thánh. (Tuyết Nguyễn)
Sau khi đã được giúp đỡ để nhận ra một cách rõ ràng tiến trình đó mâu thuẫn một cách nghiêm trọng với giáo huấn và sự sống của Giáo hội và nếu cá nhân đó vẫn tiếp tục tin rằng họ đã chọn đúng và quyết tâm giữ tiến trình trợ tử, thì là một điều không đúng để người đó nhận lãnh các Bí Tích.

 Trong thư mục vụ của Hội đồng giám mục Úc Châu về trợ tử đang lúc luật trợ tử có hiệu lực tại tiểu bang New South Wales rằng những người Công giáo tìm cách để chấm dứt cuộc sống của họ bằng cách chọn tiến trình trợ tử hay còn gọi là chết êm diệu (euthanasia) không được nhận Bí tích Xức Dầu Thánh.

Thư mục vụ tựa đề “Làm Chứng và Đồng Hành với Niềm Hy Vọng Kitô Hữu,” (To Witness and to Accompany with Christian Hope) đưa ra ngày 27.11. 2023 nói rằng một cá nhân tìm kiếm sự trợ tử hành động trong ‘niềm tin tốt’ và cung cấp cho các linh mục và những người làm việc mục vụ những hướng dẫn cụ thể để quyết định khi nào các bí tích phải bị từ chối.

Tài liệu giải thích, linh mục trước tiên chào đón ước muốn của bệnh nhân đối với bí tích thương xót của Thiên Chúa và cho phép bệnh nhân giải thích hoàn cảnh của họ và giúp họ nhận diện phạm vi tội lỗi trong cuộc sống của họ trong việc tìm kiếm ơn tha thứ của Thiên Chúa. Linh mục phải giải thích lý do tại sao trợ tử không thích hợp đối với việc tôn trọng món quà sự sống của Thiên Chúa và đối với “tình yêu của chính họ như một cá nhân được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa.”

Sau khi đã được giúp đỡ để nhận ra một cách rõ ràng tiến trình đó mâu thuẫn một cách nghiêm trọng với giáo huấn và sự sống của Giáo hội và nếu cá nhân đó vẫn tiếp tục tin rằng họ đã chọn đúng và quyết tâm giữ tiến trình trợ tử, thì là một điều không đúng để người đó nhận lãnh các Bí Tích.
Trợ tử được hợp lệ hoá vào cuối năm 2022 và có hiệu lực vào ngày 28.11.2023. Hội đồng giám mục các các cơ quan Công Giáo đã lên tiếng chống lại tiến trình này.

Trong một bài viết được đăng trên nhật báo The Daily Telegraph và The Catholic Weekly hôm Chúa Nhật 3.12 vừa qua, Đức tổng Giám Mục Anthony Fisher thuộc tổng giáo phận Sydney nói rằng luật cho phép trợ tử là một “bộ luật chia rẽ” tạo ra hai giai cấp con người, một nhận sự chăm sóc y tế và một loại trừ để “chấm dứt mạng sống của họ một cách vội vã.”

Đức tổng giám mục Fisher viết, “tôi xác tín chính mình và tổng giáo phận Sydney sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho các đạo luật và các chính sách công bằng về việc chấm dứt cuộc sống, trong khi làm việc trong khả năng tốt nhất để cung cấp một sự chăm sóc thương xót đối với tất cả mọi người thuộc mọi tôn giáo cũng như không tôn giáo.” “Tôi kêu gọi các nhà làm luật và cộng đồng của chúng ta hãy cho chúng ta một khoảng trống để làm việc này.”

Trong thư mục vụ, các giám mục giải thích “bổn phận Kitô hữu” phải tách biệt một cá nhân ra khỏi hành động của họ trong một hoàn cảnh tế nhị nơi mà một cá nhân được mời gọi để cung cấp sự chăm sóc cho những người Công giáo mà một cách sai lầm đã xét đến tiến trình trợ tử.

“Chúng ta phải và ước muốn để nâng đỡ và đồng hành với những người chúng ta yêu mến và chăm sóc, ngay cả chúng ta không thể ủng hộ hành động mà họ thực hiện.

Các giám mục nói thêm, “Ủng hộ một cá nhân, chứ không phải hành động của họ, không đòi hỏi một người ai từ bỏ xác tín của họ đối với giáo huấn Giáo hội rằng trợ tử vẫn là điều không thể được phép một cách luân lý.”

“Các thành viên gia đình Công giáo phải hiểu thật rõ rằng họ sẽ không tán thành hoặc tạo điều kiện thuận tiện đối với đề nghị của thân nhân hoặc xét đến trợ tử, mặc dầu họ sẽ tiếp tục yêu thương và nâng đỡ cá nhân đó. Các thành viên gia đình phải cố gắng để duy trì đức tin với nhau mặc cho những bất đồng ý kiến và căng thẳng phát sinh.”

Thư mục vụ kêu gọi những người chăm sóc mục vụ như các cha tuyên uý và giáo dân cũng có bổn phận chăm sóc vì họ có thể cung cấp một cái nhìn khách quan hơn là gia đình.

“Điều này giúp họ có thể giải thích và làm gương cho các thành viên gia đình về bổn phận đồng hành với bệnh nhân mà không tán thành hoặc tạo điều kiện thuận tiện yêu cầu của bệnh nhân về trợ tử.”

Các giám mục cũng kêu gọi các nhà chuyên môn về sức khoẻ, bác sĩ, y tá… phải giải thích cho các bệnh nhân và gia đình lý do tại sao trợ tử không phải là một phần về đạo đức hành nghề y học.

Thư mục vụ cho biết, trợ tử không thực sự là việc chăm sóc “chấm dứt sự sống” và tiến hành một bản chất giết người không nói lên được nhu cầu y học của bệnh nhân.

Đức tổng giám mục tổng giáo phận Melbourne, Peter Comensoli nói rằng, “thật là quan trọng các tuyên uý và nhân viên mục vụ có đầy đủ tài liệu để tự tin đáp trả đối với các thực tế mà họ đang đối diện khi làm việc mục vụ cho người Công giáo trong bệnh viện, viện dưỡng lão và trong chính gia đình của họ.”

Lời khuyên của các giám mục đã được chuẩn bị với sự cố vấn của các nhà thần học, đạo đức, phụng vụ và bác sĩ y khoa, cũng như từ bộ giáo Lý Đức Tin.

Nguồn: Sydney Catholic Weekly.