Phi thuyền đổ bộ mặt trăng tên Diều hâu-Eagle mang hai nhà phi hành vũ trụ Aldrin và Armstrong đã đáp xuống mặt trăng vào ngày 20 tháng 7 năm 1969. Đang khi Armstrong chuẩn bị bước bộ xuống mặt trăng thì Aldrin mở gói bánh mì và rượu ra đoạn đặt chúng lên máy vi tính có gắn hệ thống điều khiển sự lệch lạc.
Hôm nay Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Hội Thánh mời gọi mọi tín hữu hãy cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục, Tu sĩ. Chúa gọi bằng tên khi chúng ta bước vào hành trình cuộc sống bằng nhiều cách khác nhau.
Một trong những họa sĩ nổi tiếng của Pháp, ông Henri Matisse, qua đời năm 1954 ở tuổi 86. Vào những năm cuối đời, ông bị chứng viêm khớp khiến đôi bàn tay tê bại và biến dạng, rất đau đớn khi cầm cọ vẽ.
Anh chị em thân mến. Trình thuật hôm nay kể lại hai lần hiện ra của Chúa Giê-su. Việc đầu tiên Người làm là chúc bình an cho các môn đệ. Đây là ân huệ đầu mùa của Chúa Phục Sinh ban cho các môn đệ. Khi đón nhận ơn bình an của Chúa Phục Sinh, các môn đệ cũng hiểu rằng họ phải trao ban cho người khác điều mà họ vừa lĩnh nhận.
“Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng Thiên Chúa đã tuyển chọn trước, chính chúng tôi đã ăn uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại.” (TĐCV10: 37-43)
Chúa nhật lễ lá bắt đầu cho Tuần Thánh là ngày biều lộ vinh quang và cũng là khởi đầu cho một thảm kịch sẽ xảy ra với Chúa Giêsu. Khung cảnh ngày lễ lá được sắp xếp với cuộc hành trình vinh quang của Chúa Giêsu từ Bethania đến Giêrusalem và kết thúc qua cái chết như một tên tội phạm trên thập giá tại đồi Canvê
Trong Tin Mừng Gioan Chúa Nhật Mùa Chay hôm nay, Chúa Giêsu nói về con đường từ bỏ, con đường hy sinh, con đường trường sinh: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không chết đi thì nó chỉ trơ trọi một mình, nhưng nếu nó chết đi, thì nó sinh nhiều bông hạt.” (Jn.12:24). Chính Ngài đã thực hiện con đường từ bỏ và hy sinh này, khi chính Ngài đã chấp nhận Cây Thập Tự loang lổ máu đào, và chấp nhận cái chết để cứu độ nhân loại. Ngài cũng mời gọi chúng ta trong Mùa Chay Thánh cũng sống từ bỏ và hy sinh theo gương của Ngài.
Nhiều năm trước đây có câu chuyện người ta tìm thấy cậu bé ba tuổi, Cody Lacrosse, đang lạc lõng trên đường khuya, mãi khóc gọi “Bố ơi, bố ơi”. Cậu bé khi ấy vừa sống sót sau một tai nạn khủng khiếp, chiếc xe chở cậu bé bị xé toang thành ba khúc.
Anh chị em thân mến, Tin Mừng Chúa Nhật thứ 3 Mùa Chay thuật lại sự kiện Đức Giê-su đuổi quân mua bán, đổi tiền, lật đổ bàn ghế của những kẻ bán bồ câu ra khỏi Đền thờ Giê-ru-sa-lem.
Trong biến cố Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, chỉ có ba nhân chứng giữa các tông đồ; mà đặc biệt nhất là Phê-rô, đã nhận được một sự tuyển chọn cách rất nổi bật; tuy chính bản thân ông vẫn chưa hiểu được nhiều về sứ mạng lớn lao của mình sau này. Trong lần Phê-rô tuyên xưng đức tin: “Thầy là đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.”
Piri Thomas, Cha anh là Người Cuba và Puerto Rican, có viết một tác phẩm nhan đề “Trong Những Con Ðường Xấu Xa.” Tác phẩm mô tả việc ông cải tà qui chánh từ một người bị kết án tù, một người nghiện ma tuý, và cố tình giết người để rồi trở thành một Kitô hữu gương mẫu. Một đêm kia, Piri đang nằm trên giường trong phòng giam của mình. Đột nhiên, anh nghĩ tới tình trạng hỗn loạn mà anh đã gây ra trong đời anh. Anh cảm thấy có một ước muốn mãnh liệt là cầu nguyện. Nhưng anh đang nằm cùng giường với một tù nhân khác mà người ta gọi là Chico. Vì thế anh chờ đợi. Sau khi đoán chắc rằng “thằng ròm” đã ngủ, anh leo ra khỏi giường và quì xuống nền bê tông lạnh ngắt để cầu nguyện
Khổ dịch là đời sống của con người trên trái đất!” Gióp 7,1 Đời sống của con người ở trần gian này, là một chuỗi của bao ngày vất vả lầm than! Ngày này nối tiếp ngày nọ, và chúng cứ lập lại rất thường xuyên đến độ có thể gây ra nhàm chán; nếu con người sống không có mục đích để hướng tới! Lời của thánh Phaolo tông đồ nhắc nhở: “khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Phúc Âm!”(1 Cor 9, 17) Sau khi đã được Chúa Giêsu chọn, Phaolô đã hoàn toàn thuộc trọn về Chúa, và dành trọn cuộc đời còn lại để hăng hái đi khắp đó đây rao giảng Phúc Âm của Chúa.
Anh chị em thân mến, Qua bí tích rửa tội, chúng ta đã gia nhập vào hàng ngũ của những người môn đệ, là chi thể của Đức Kitô, là thành viên của Hội Thánh và là tín hữu của Đức Ki-tô. Để chu toàn vinh dự cao qúy của người tín hữu, chúng ta phải học để nói như Chúa nói, sống như Chúa sống. Đó chính là sứ điệp mà Thánh Mác-cô muốn gửi đến cho chúng ta trong bài Tin Mừng hôm nay. Để cổ võ cho ý tưởng nói trên. Xin mời anh chị em lắng nghe một chứng từ. Chứng từ này đã được cố giáo sư Nguyễn Ngọc Lan ghi trong “Chủ nhật hồng giữa mùa tím,” như sau.
Hôm nay, Đức Giê-su bắt đầu rao giảng về Nước Thiên Chúa và mời gọi những kẻ đi theo Người “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” Tin Mừng ở đây ám chỉ con người Đức Giê-su, Đấng đang hiện diện giữa họ. Và sau khi tuyên bố về sự hiện diện của Triều đại Thiên Chúa, Đức Giêsu kêu gọi các môn đệ đầu tiên. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của Chúa dành cho việc đào tạo các Tông đồ, nhóm môn đệ đầu tiên, lớp người thừa kế di sản của Người.
Sau câu chào hỏi của hai người môn đệ của ông Gioan, Chúa Giêsu đã thân thiết mời hai ông “Hãy đến mà xem”. Lời mời gọi đầy chân tình sẳn lòng đón nhận hai người lạ. Sau khi đã nghe lời giới thiệu của thầy mình, hai ông muốn theo nhân vật này để tìm hiểu thêm, nhận dược lời mời chân thành, các ông đã đến xem và quyết định ở lại với Người; nghĩa là đồng thời lìa bỏ vị thầy cũ của họ, để đi theo “Con Chiên Thiên Chúa”.
Tại Trung đông xưa, các nhà chiêm tinh hay các đạo sỹ là những nhà trí thức của thời đại, thường thuộc hàng Tư tế và làm cố vấn cho các vua. Các nhà chiêm tinh trong tin mừng đến từ vùng đất phương Đông, quê hương của phù thủy Bilơam. Các nhà chiêm tinh đó là ai? Vào thế kỷ VIII, thánh Bêđa đã miêu tả các nhà chiêm tinh như sau
“hai người trở về lại Galilêa, và con trẻ lớn lên, mạnh mẽ và đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.”
Qua mầu nhiệm của đêm Giáng Sinh. Thiên Chúa hiện diện giữa thế gian, cư ngụ ngay trong hòan cảnh riêng của từng người
Chúa nhập thể đã biến đổi hận thù nên bạn hữu, chém giết thành cứu sống, chiến tranh thành hòa bình. Đó là Tin Mừng cho toàn thế giới; và cũng là thách đố của mọi tín hữu.